Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy

Trong các loại “giặc”, giặc lửa là loại khó lường, khó đoán và hậu quả của nó thì nặng nề, nhất là khi xảy ra ở những khu dân cư đông đúc, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà cao tầng. Tuy nhiên nếu làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và mọi người dân nâng cao ý thức cảnh giác với giặc lửa thì sẽ không có những chuyện mất mác về người và thiệt hại về tài sản.

Thông tin về cháy, nổ vẫn hiện diện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngày càng diễn ra phức tạp ở nhiều nơi trong cả nước, không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản thiệt hại đến tài sản, tính mạng con người, các vụ cháy nổ còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ở Huyện Hàm Thuận Bắc số hộ gia đình chủ động lắp đặt các thiết bị phòng, chống cháy nổ là rất ít. Ngoài các cơ quan, đơn vị nhà nước, một số trụ sở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có lắp đặt các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như hệ thống báo cháy, nước, cát chữa cháy, bình khí CO2.., còn lại đa phần nhà dân đều không có trang bị. Không ít cơ quan, đơn vị tuy có lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy nhưng không kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Việc người dân và một số cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đúng mức công tác phòng, chống cháy nổ là do tâm lý chủ quan, xem sự cố cháy, nổ chủ yếu ở các các khu vực thành phố, nhà cửa, dân cư, phương tiện đông đúc và những cơ sở sản xuất, kinh doanh chật hẹp. Trong khi đó, nguy cơ về cháy nổ trong sản xuất, sinh hoạt đối với nhiều hộ gia đình và cơ quan, doanh nghiệp là rất hiện hữu, bởi hiện nay người dân còn lơ là trong việc sử dụng nguồn điện và nhiệt. Hiện nay tình trạng người dân câu móc điện bừa bãi diễn ra hàng ngày; sử dụng các thiết bị điện gần vật liệu dễ cháy nhưng không thường xuyên kiểm tra. Không ít thành viên đội phòng cháy chữa cháy cơ quan, đơn vị không biết cách sử dụng bình chữa cháy

Để làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy và khắc phục những bất cập nêu trên, lực lượng chuyên ngành cần phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC cho người dân, hướng dẫn người dân các biện pháp trong sử dụng điện, bếp gas an toàn; các kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra... để người dân nâng cao ý thức PCCC, cứu hộ, cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản trong các vụ cháy có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần rà soát, củng cố và duy trì hoạt động của lực lượng dân quân tại các xã, các tổ dân phố; thường xuyên tuyên truyền, tập huấn kiến thức PCCC, thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay và chữa cháy bình khí gas gia đình cho Đội PCCC các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ đối với các khu dân cư, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; chủ động phát hiện yếu tố nguy hiểm về cháy, nổ, vi phạm quy định về PCCC để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Ngoài công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra thì cơ quan chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy cần chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như những kỹ cơ bản về công tác PCCC cho cán bộ tự vệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực thực hành để tham gia chữa cháy kịp thời, hiệu quả ngay từ khi phát hiện sự cố cháy, nổ, làm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.

Để công tác PCCC tại khu dân cư đạt hiệu quả và đi vào chiều sâu, các cấp, các ngành và lực lượng chuyên ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC bằng các hình thức phù hợp với thực tế từng địa bàn, khu dân cư; tăng cường hướng dẫn các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn cho người dân khi có cháy nổ, tai nạn, sự cố xảy ra, nhất là tại khu dân cư, khu vực chợ, trung tâm thương mại. Vận động người dân tự trang bị bình cứu hỏa cầm tay để xử lý kịp thời khi xảy ra các sự cố cháy nổ.


Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO