Tại Việt Nam, cách mạng giành độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân có khác biệt mang tính tiến bộ, nhân văn cao cả. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, toàn bộ ê kíp chính quyền tay sai, bù nhìn của Nhật hay Pháp mà đứng đầu là vua Bảo Đại cùng gia quyến, ông Trần Trọng Kim - thủ trướng và quan chức các cấp được Chính quyền Cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đối xử nhân đạo, bảo toàn tính mạng. Vua Bảo Đại sau khi thoái vị được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời giữ chức Cố vấn cấp cao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa; ông Trần Trọng Kim được cấp tiền để sống trong thời điểm người dân Việt đang đói, khổ, lo giặc ngoại xâm; các cựu quan chức tay sai khác từ Trung ương đến tỉnh, phủ, huyện được trả tự do. 30 năm sau, năm 1975 khi kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược thành công, thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách này.
Ở tỉnh ta thì sao? Ngày 24/8/1945, lực lượng Việt Minh tỉnh đứng đầu là cụ Nguyễn Tương, Nguyễn Nhơn đã đến yêu cầu chính quyền tay sai cấp tỉnh do Tuần phủ Huỳnh Dư đứng đầu trao chính quyền trong hòa bình. Sau khi giành chính quyền, Việt Minh tỉnh, huyện nhanh chống thiết lập trật tự và thực hiện nhất quán chủ trương trả tự do cho những cựu quan chức phong kiến bù nhìn, tay sai của Nhật, Pháp. Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), những người từng phục vụ cho Ngụy quyền và giặc Mĩ được trả tự do (một số người được học tập, cải tạo để hòa nhập cuộc sống mới), nhiều người hòa nhập nhanh cuộc sống mới, được cấp đất ở, đất canh tác đến hôm nay, nhiều người giàu có, con cháu thành đạt.
Đó chính là sự tiến bộ, nhân văn của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.