Hàm Thuận Bắc: Thực trạng và giải pháp nâng chất lượng giáo dục trung học cơ sở

  • /
  • 28.10.2013 - 20:27

Những năm qua, chất lượng bài làm của học sinh lớp 9 thi tuyển vào lớp 10 có chiều hướng giảm sút cả 3 bộ môn Ngữ văn, Toán và tiếng Anh. Phải chăng là hệ quả của sự giảm sút chất lượng giáo dục ở bậc Trung học cơ sở?

Theo báo cáo của Phòng giáo dục-đào tạo huyện, kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2013-2014, điểm trung bình toàn huyện ở môn Ngữ văn đạt 4,1 điểm, thấp hơn bình quân toàn tỉnh 0,37 điểm; môn tiếng Anh đạt 4,95 điểm, thấp hơn bình quân toàn tinh 0,47 điểm; môn Toán đạt 3,57 điểm, thấp hơn bình quân toàn tỉnh 0,54 điểm. Kết quả bình quân điểm của cả 3 bộ môn toàn huyện đạt 12,62 điểm/14 điểm toàn tỉnh, xếp cuối cùng của 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. 14/16 trường Trung học cơ sở (trừ Đông Giang, Đông Tiến) đều có học sinh dự thi bị điểm 0. Đáng quan tâm là số học sinh bị điểm 0 chiếm 30,8% và số học sinh điểm 0,25 đến 1 điểm chiếm 21,5%, cao nhất trong số học sinh bị các điểm trên trong toàn tỉnh; số học sinh được xếp loại học lực khá và trung bình môn Toán cuối năm là 109 em ở các trường Trung học cơ sở Đa Mi, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Phú, Hàm Trí, Hàm Thắng, Hàm Đức, Hàm Hiêp, Thuận Hòa, Hồng Sơn và thị trấn Phú Long dự thi bị điểm 0.

Rất khó giải thích về chất lượng giáo dục ở bậc Trung học cơ sở. Có thể do tồn tại bệnh thành tích, dù cho ngành giáo dục đào tạo đã có thời gian phát động rầm rộ cuộc vận động chống bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử; các thầy cô có châm chước trong việc đánh giá, xếp loại học sinh, có cố gắng nâng học sinh đạt điểm khá, trung bình thay vì cố gắng bồi dưỡng, nâng trình độ học lực cho học sinh để bảo đảm xét công nhận tốt nghiệp cuối cấp theo đúng thực chất. Kết quả trên có thể đánh giá chất lượng giáo dục cấp Trung học cơ sở có chiều hướng giảm sút. Nguyên nhân trước hết do chủ thể học tập  là học sinh ham chơi ,biếng học, trong khi gia đình thiếu quan tâm. Song về phía ngành giáo dục huyện, các trường học chưa có sự chuyển động mạnh trong phong trào thi đua ”dạy tốt, học tốt”, chưa tạo sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và một bộ phận thầy cô chưa hết lòng vì học sinh thân yêu.

Thời gian đến là giải pháp khắc phục, chấn chỉnh những yếu kém tồn tại vừa qua để nâng chất lượng giáo dục. Cần nghiên cứu sâu và triển khai các giải pháp tăng cường trách nhiệm phối hợp cả 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý giáo dục học sinh. Trong đó Phòng giáo dục-đào tạo huyện làm tốt công tác tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện về các giải pháp cụ thể; chú trọng chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cùng với nêu cao tính tự học tự rèn, sáng tạo và nhiệt tình giảng dạy của đội ngũ thầy cô giáo nhằm tạo sự chuyển biến thực sự về chất lượng, hiệu quả giáo dục ở bậc Trung học cơ sở.

Lê Thương


  • |
  • 1074
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO