Thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc

  • /
  • 8.10.2013 - 15:44

Thực hiện Quyết định 315 của Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân Huyện Hàm Thuận Bắc đã thành lập Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp huyện giai đoạn 2011-2013 và chọn các xã Hàm Chính, Hàm Trí và Hồng Sơn thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa kể từ vụ Hè Thu 2012 để rút kinh nghiệm triển khai diện rộng.

Mặc dù trong điều kiện còn khó khăn của giai đoạn thí điểm, song với sự hổ trợ tích cực của cấp trên, Ban chỉ đạo huyện và các xã thị trấn đã triển khai nhiều giải pháp vận động, thuyết phục, làm cho nông dân thấy rõ những lợi ích của việc bảo hiểm cây lúa để tự nguyện tham gia; đồng thời Công ty Bảo Việt Bình Thuận đã đồng hành cùng huyện triển khai kịp thời việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với các hộ đã đăng ký, nên việc thực hiện bảo hiểm cây lúa vừa qua trên địa bàn huyện  đạt được kết quả khả quan.

Tham gia bảo hiểm cây lúa ở 3 xã điểm trong vụ Hè Thu năm 2012 có 310 hộ nghèo với gần 95 ha lúa. Đến vụ Mùa 2012, triển khai trên diện rộng thí điểm bảo hiểm cây lúa 15/ 17 xã, thị trấn (trừ xã Hàm Thắng không có hộ nghèo và xã Đa Mi không có diện tích trồng lúa), có 1152 hộ nghèo với 151 ha.Tiếp đến vụ Đông Xuân 2012-2013 có 1170 hộ nghèo  với 340 ha. Vụ Hè Thu năm 2013 có 911 hộ nghèo với trên 290 ha.

 

Ảnh minh họa.

Qua triển khai thực hiện thí điểm cây lúa, đến nay trên địa bàn huyện đã có 100% hộ nghèo trồng lúa tham gia bảo hiểm; bời vì theo quyết định 315 của Chính phủ về thí điểm bảo hiểm cây lúa, phí bảo hiểm đối với hộ nghèo không đóng, hộ cận nghèo đóng 20%, hộ bình thường đóng 40%; như vậy hộ nghèo đều tham gia vì không phải đóng phí.;còn hộ cận hộ nghèo và hộ bình thường chưa tham gia bảo hiểm. Nguyên nhân có thể do công tác tuyên truyền,vận động chưa tốt, chưa sâu nên nông dân chưa thấy được lợi ích của việc bảo hiểm cây lúa, nhưng bên cạnh đó có những khó khăn,vướng mắc mà bà con chưa thông suốt, chưa tự nguyện tham gia,đó là việc bồi thường bảo hiểm chỉ được chi trả cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp năng suất thực tế thấp hơn 80% năng suất bình quân của toàn xã được bảo hiểm và số tiền bồi thường được chi trả cho tất cả những người tham gia bảo hiểm của xã đó theo diện tích đăng ký bảo hiểm dù cho người đó có hay không có giảm năng suất dưới 80%.Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho Tỉnh Bình Thuận là 5,3%,cao nhất trong 7 Tỉnh thực hiện thí điểm cây lúa. Theo thông tư 47 của Bộ nông nghiệp và PTNT có quy định hổ trợ chi phí phòng trừ dịch bệnh trên cây lúa khi tham gia bảo hiểm nhưng theo quyết định 3035 của Bộ Tài chính thì không hổ trợ.

Bảo hiểm cây lúa là một giải pháp tốt, mang tính chất lâu dài, đảm bảo an sinh xã hội,  hợp với nguyện vọng của nông dân, nhất là đối với cây lúa thường gặp rủi ro do thiên tai dịch bệnh. Do vậy các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm hơn công tác tuyên truyền, vận động, làm cho người trồng lúa hiểu lợi ích của bảo hiểm cây lúa để tự nguyện tham gia, không chỉ đối tượng hộ nghèo mà hộ cận nghèo, hộ bình thường cùng tham gia; đồng thời kiến nghị cấp trên tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc nêu trên để nông dân có lợi nhất khi tham gia bảo hiểm cây lúa./.

Lê Thương


  • |
  • 777
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO