Về Hồng Liêm, qua phản ánh của người dân, chúng tôi mới thấy ý nghĩa lớn lao mô hình “Hũ gạo tình thương”, Nuôi heo đất” của Hội Phụ nữ. “Hũ gạo tình thương” được sự đóng góp của nhiều chị em phụ nữ lâu ngày “Tích thiểu thành đa” và trở thành hũ gạo lớn để chia sẻ đến những mảnh đời bất hạnh. Hũ gạo thể hiện tinh thần tương thân, tương ái hết sức qúy báu cuả Dân tộc Việt Nam. Kể từ khi xây dựng (2009) đến nay, Hũ gạo đã giúp cho hàng chục gia đình phụ nữ đỡ phần khó khăn, qua cơn hoạn nạn. Đơn cử là Cụ bà Nguyễn Thị Nga - thôn Liêm Hòa, xã Hồng Liêm năm nay 83 tuỗi, sống một mình trong căn nhà đơn sơ. Bằng tình yêu thương và sự đóng góp của chị em phụ nữ trong thôn, xã dã giúp cho Cụ thêm ấm lòng, đỡ bớt quạnh hiu. Cụ Nga cho biết: “Khoảng vài tháng, chị em lại đến thăm tặng gạo, cùng số tiền mấy trăm ngàn đồng, tôi cảm thấy hạnh phúc và biết ơn Hội phụ nữ thôn, xã. Tuổi cao, sức yếu lại phải sống một mình nên gặp khó khăn nhiều, nay được Hội Phụ nữ thôn, xã quan tâm là niềm động viên rất lớn để tôi sống những năm, tháng cuối đời”.
Bà Phạm Thị Tuyết Linh Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Liêm cho biết cảm nghĩ của mình: “ Trong phong trào ”tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, Hội Phụ nữ xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Nuôi heo đát”, đây là những mô hình có tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc giúp những con người có hoàn cảnh neo đơn, hoạn nạn. Hiện nay, Hội Phụ nữ xã có 11 tổ, chi hội, sinh hoạt ở 5 thôn với 1.838 hội viên. Hội Phụ nữ xã Hồng Liêm với mô hình “Hũ gạo tình thương” cùng với nhiều việc tốt cũng chình là thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Hồng Liêm sẽ đẩy mạnh xây dựng và nhận rộng mô hình này để có thể giúp đỡ nhiều hơn chị em phụ nữ có hoàn cảnh đáng thương”.
Bài – ảnh: Đỗ Khắc Thể