Hàm Thuận Bắc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương

  • /
  • 9.8.2013 - 11:22

Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương và lịch sử truyền thống các ngành, đơn vị trong tỉnh.Ban thường vụ Huyện ủy và Đảng ủy các xã ,thị trấn đã xây dựng kế hoạch ,xác định rỏ nội dung, lộ trình, các khâu công việc cụ thể và thành lập Ban chỉ đạo , phân công cán bộ phụ trách để theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện. Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị trên, đạt được một số kết quả nhất định.

Trước khi có Chỉ thị 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ở huyện đã biên soạn và xuất bản 4 đầu sách gồm: (1) Hàm Thuận bất khuất kiên cường (2tập) - xuất bản năm 1988 và 1994; (2) Những trận đánh tiêu biểu trên địa bàn huyện Hàm Thuận – xuất bản năm 1992; (3) Đại đội 450 Thuận Phong trên vùng đất kiên trung - xuất bản năm 1999; (4) Lịch sử đơn vị 430 Hàm Thuận - xuất bản năm 2001. Ở xã, thị trấn, đã biên soạn và xuất bản 6 đầu sách lịch sử truyền thống (giai đoạn 1930-1975) gồm Hàm Thắng, Hồng Sơn, Hàm Hiệp và thị trấn Ma Lâm, lịch sử truyền thống giai đoạn 1930-1975 và giai đoạn 1975-2000 của xã Hàm Chính.

Sau khi có Chỉ thị 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ở huyện đã tái bản tập lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Hàm Thuận (giai đoạn 1930-1975), cơ bản hoàn thành khâu biên tập lịch sử Đảng bộ huyện Hàm Thuận (giai đoạn 1975-2005), xuất bản lịch sử truyền thống Ban An ninh Hàm Thuận (giai đoạn 1945-1975). Ở xã, thị trấn, có 4 xã đã xuất bản sách lịch sử Đảng bộ gồm Thuận Hòa (giai đoạn 1984- 2010), Hàm Đức, Hàm Phú (giai đoạn 1945- 2010) và Hồng Sơn (giai đoạn 1975- 2010). Các xã Hồng Liêm, Thuận Minh, Đông Tiến và thị trấn Phú Long đã tổ chức hội thảo góp ý bản thảo và tiếp tục hoàn chỉnh nội dung để in ấn phát hành, riêng các xã còn lại (trừ Đông Giang, La Dạ và Đa Mi) kể cả 2 giai đoạn 1930- 1975 và 1975- 2010 đang tiến hành biên soạn.

Tuy nhiên, tiến độ biên soạn và phát hành lịch sử truyền thống ở huyện và nhiều xã, thị trấn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Đáng lưu ý là các xã Thuận Minh, Hàm Hiệp, thị trấn Ma Lâm đã triển khai việc biên soạn lịch sử Đảng bộ (giai đoạn 1975-2010) nhưng người trực tiếp biên soạn không thực hiện đúng trách nhiệm theo hợp đồng nên kéo dài nhiều năm vẫn chưa hoàn thành. Đến nay, còn một số xã chưa xuất bản tập lịch sử Đảng bộ trong thời kỳ kháng chiến (Hàm Trí, Hàm Liêm, Hồng Liêm), xã Đa Mi do mới thành lập (ngày 08/01/2001), còn lại 2 xã Đông Giang và La Dạ chưa triển khai việc biên soạn do chưa có người hợp đồng biên soạn.Chế độ chi cho người biên soạn lịch sử truyền thống theo Quyết định 760/QĐ-UNBD ngày 05/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận còn thấp, chưa động viên khuyến khích người tham gia. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ biên soạn và phát hành lịch sử truyền thống ở các địa phương chậm, có thể nói do chế độ cho người biên soạn thấp, không có người nhận hợp đồng biên soạn hoặc nhận hợp đồng biên soạn thiếu tích cực. Song điều đáng nói là các cấp ủy, xã, thị trấn cũng chưa thực quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc biên soạn lịch sử của Đảng bộ địa phương mình.

Trong thời gian đến Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục chỉ đao nhanh tiến đồ biên soạn và phát hành lịch sử Đảng bộ huyện và các xã, thị trấn. Phấn đấu đến cuối năm 2013 cơ bản hoàn thành tập lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1975 – 2010,biên soạn và phát hành lịch sử Đảng bộ ở các xã, thị trấn còn lại Riêng xã Đông Giang và La Dạ hoàn thành biên soạn lịch sử Đảng bộ chậm nhất vào cuối năm 2014. Đồng thời làm tốt công tác biên soạn phục vụ việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ huyện, xã, thị trấn trong cán bộ, đảng viên ,nhân dân, trong các trường học. Đề nghị cấp trên bổ sung kinh phí nhằm giúp cho huyện bảo đảm tiến dồ đề ra,quan tâm tăng chế độ thù lao, bồi dưỡng cho người biên soạn lịch sử, nhất là đối với các xã vùng cao./.

Lê Thương


  • |
  • 787
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO