Hàm Thuận Bắc: Những kết quả nổi bật sau 15 thực hiện Nghị quyết Trung ương 5(khóa VIII)

  • /
  • 3.9.2013 - 9:14

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện. Đảng bộ huyện Hàm Thuận Bắc đã tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện về xây dựng con người mới, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Kết quả nổi bật là:

Qua các phong trào hành động cách mạng như: phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình ,xóa đói giảm nghèo, tương thân tương ái, đã làm cho mọi người gần nhau hơn, đoàn kết, gắn bó và đặc biệt là nghĩa cử giúp nhau cùng phát triển đã trở thành nếp văn hóa mới trong đời sống thường ngày của người dân trong huyện. Chính vì vậy tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 15 năm qua, kinh tế huyện nhà phát triển ổn định, sản lượng lương thực tăng từ 62.000 tấn lên 167.000 tấn, cùng với nguồn vốn vay tín chấp ngân hàng và vốn đóng góp nội bộ của các đoàn thể trên 200 tỷ đồng hỗ trợ cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, góp quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, “quỹ vì người nghèo”; xây dựng mới và sữa chữa14581 nhà tình nghĩa và 3062 nhà tình thương, Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 2,5%, riêng năm 2012 giảm xuống còn 6% theo chuẩn mới.

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” được triển khai sâu rộng và phát triển theo hướng thực chất. Đến năm 2012 và so với năm 1998, đã có 34.419 hộ tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 86,4% và tăng 33,4%; 46 thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn “thôn- khu phố văn hóa”, đạt tỷ lệ 53,49%, tăng 41,86%; 181 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt 97,31 và trong 2 năm gần đây gắn chặt với phong trào thi đua “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, đã phát huy khá tốt vai trò chủ thể của người dân xây dựng nông thôn mới, tạo động lực mới cho sự phát triển toàn diện dân sinh kinh tế ở dịa phương; đặc biệt đã huy động sức dân được nhiều hơn để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông,làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục duy trì và phát triển , hướng mạnh về cơ sở, đặc biệt là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Hầu hết các xã, thị trấn đều duy trì các loại hình sinh hoạt văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền, nhất là vào những việc kỷ niệm, lễ, tết bằng nhiều hình thức như hội thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao. Hình thành, phát triển và duy trì nề nếp các loại hình sinh hoạt văn nghệ, thể thao mới, văn nghệ, thể thao truyền thống như Liên hoan tiếng hát về nguồn; Ngày hội văn hóa các xã giáp ranh Khu Lê; Liên hoan văn hóa, thể thao các thôn văn hóa, gắn với việc sưu tầm, phát triển các loại hình sinh hoạt văn hóa lễ hội giao thừa, tuần hội văn hóa- thể thao các dân tộc thiểu số, Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc… Chi hội văn học nghệ thuật, câu lạc bộ nhiếp ảnh huyện, câu lạc bộ thơ văn (Trường THPT Hàm Thuận Bắc), đàn Măng-đô-lin (Hàm Đức), các nhóm dân ca tài tử (Hàm Thắng, Phú Long) được thành lập và đã có nhiều hoạt động biểu diễn, sáng tác các tác phẩm có giá trị, góp phần tích cực trong phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương Qua đó, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm các hoạt động văn hóa trong huyện.

Hệ thống các thiết chế văn hóa từng bước được cũng cố. Hê thống công viên và trung tâm sinh hoạt phát triển khá đồng bộ ở huyện và một số xã ,thị trấn. Bằng nguồn đóng góp của nhân dân và hổ trợ của nhà nước đã xây dựng 86/86 nhà văn hóa thôn, khu phố và 7/17 nhà văn hóa xã, thị trấn Các giá trị truyền thống cách mạng, văn hóa dân tộc trên địa bàn được quan tâm bảo tồn và phát huy. Các di chỉ khảo cổ, đền, tháp có giá trị được tôn tạo, phục dựng Xây mới Nhà Truyền thống huyện để lưu giữ và trưng bày trên 500 hiện vật lịch sử truyền thống cách mạng. Đảng bộ huyện và hầu hết các xã, thị trấn đã hoàn thành tập lịch sử truyền thống trong thời kỳ kháng chiến và đang tiếp tục giai đoạn sau giải phóng. Bước đầu đưa lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ huyện vào giới thiệu tại các lớp học của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện. Mở các lớp tiếng Chăm ở các trường Tiểu học Hàm Phú, Hàm Trí và thị trấn Ma Lâm.

 

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, mặc dù xác định đây là Nghị quyết chuyên đề về văn hóa hết sức sâu sắc, cụ thể và có tính chiến lược toàn diện, nhưng việc triển khai và tổ chức hiện vẫn còn một số mặt hạn chế. Đó là một số phong trào đề ra còn thiếu tính thiết thực, chưa thực sự thấm sâu vào đời sống văn hóa của nhân dân;đáng lưu ý là ý thức của không ít cán bộ và người dân về tiết kiệm trong việc cưới, việc tang chưa chuyển biến tốt; viêc giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhiều nơi còn yếu kém. Một bộ phận nhân dân,nhất là đối tượng thanh thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội, tinh thần xây dựng nếp sống văn hóa, sa vào các tệ nạn xã hội, nhất là trộm cắp, cờ bạc, số đề, lập băng nhóm đánh nhau, gây rối, làm cho tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển chưa mạnh và rộng khắp Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở còn ít và chưa đồng bộ. Các phương tiện phục vụ cho công tác văn hóa, thể thao thiếu nhiều. Trong khi các nhà văn hóa thôn, khu phố phát huy hiệu quả chưa cao; Bưu điện văn hóa xã ngưng hoạt động. Kinh phí đầu tư, chính sách đối với hoạt động văn hóa chưa bảo đảm yêu cầu.

Lê Thương


  • |
  • 746
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO