Hàm Thuận Bắc: Nặng lòng khôi phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ

  • /
  • 25.10.2013 - 16:46

Dự án khôi phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng, được triển khai xây dựng các công trình của dự án trên diện tích đất 7.745m2 tại thôn 2 xã La Dạ và khởi công từ tháng 11/2008 đến tháng 7/2009 đã hoàn thành các hạng mục: nhà xưởng sản xuất, trưng bày sản phẩm, giếng nước và cổng tường rào. Song đến nay đã gần 5 năm, làng nghề vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Mục tiêu của dự án, cũng là lòng mong muốn của Đảng bộ, chính quyền huyện, xã La Dạ và nhân dân là khôi phục nghề dệt thổ cẩm có truyền thống lâu đời của đồng bào Cơ Ho, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào; từng bước phát triển nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời xây dựng làng nghề thành điểm tham quan du lịch văn hóa của khu du lịch Hàm Thuận-Đa Mi. Muốn vậy,nhưng trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước hết điều kiện hạ tầng kỷ thuật, nhất là giao thông chưa bảo đảm, trong đó con đường huyết mạch ĐT714 nối liền các xã vùng cao với đồng bằng bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Dự án khu du lịch Hàm Thuận-Đa Mi chưa khởi động. Nan giải nhất vẫn là đầu ra cho sản phẩm; trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may thổ cẩm những năm gần đây giảm sút lớn, làm cho nhiều làng nghề thu hẹp hoạt động, rơi vào bế tắc như làng nghề dệt thổ cẩm Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Làng nghề chưa vào hoạt động, buộc số lao động được đào tạo nghề dệt thổ cẩm trước đây cho làng nghề chuyển sang nghề khác, nhiều người đã có việc làm ổn định nên việc tập hợp số lao động này cho làng nghề sắp đến sẽ gặp không ít khó khăn.

Trước tình hình trên, Ban Thường vụ Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện đã có chủ trương và giải pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án hoạt động của làng nghề phù hợp với điều kiện,khả năng thực tế hiện nay; trước mắt bổ sung thêm nghề đan lát mây tre kết hợp với nghề dệt thổ cẩm để tạo viêc làm và thu nhâp cho người lao động; thành lập tổ sản xuất thay cho Ban quản lý dự án trước đây để điều hành sản xuất ;đồng thời chỉ đao các ngành chức năng  huyện cùng xã La Dạ tích cực tìm kiếm thị trường, giúp cho làng nghề tiêu thụ sản phẩm. Nếu trong thời gian đến, làng nghề hoạt động không hiệu quả và xét không hội đủ các tiêu chí tồn tại làng nghề thì báo cáo,kiến  nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chuyển công năng sử dụng cơ sở vật chất của làng nghề này nhằm tránh lãng phí.

Lê Thương


  • |
  • 1035
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO