Hàm Thuận Bắc: Một số giải pháp trong công tác nắm bắt và xử lý thông tin dư luận xã hội

Xác định công tác nắm bắt, xử lý thông tin dư luận xã hội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo của cấp ủy và điều hành của chính quyền các cấp, nhất là giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhân dân nên Hàm Thuận Bắc đặc biệt quan tâm.

Để công tác nắm bắt thông tin, dư luận xã hội trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả theo Đề án đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nắm bắt và xử lý thông tin dư luận xã hội của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định thành lập Tổ dư luận xã hội cấp huyện gồm 20 đồng chí là những cán bộ lãnh đạo các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện phù hợp theo từng ngành, lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cùng những phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Đồng thời chỉ đạo thành lập Tổ dư luận xã hội ở các cấp ủy cơ sở trực thuộc huyện gồm 133 đồng chí. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, Thường trực Huyện ủy duy trì chế độ làm việc với Tổ dư luận xã hội huyện hàng quý/lần theo quy chế hoạt động; qua đó nghe phản ánh thông tin dư luận xã hội và chỉ đạo giải quyết, xử lý tình hình dư luận xã hội trên địa bàn huyện.

Qua một năm hoạt động, đội ngũ cán bộ làm công tác dư luận xã hội cấp huyện và cơ sở đã thể hiện khá tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác nắm bắt và phản ánh thông tin dư luận xã hội; qua đó giúp cấp ủy định hướng và chỉ đạo chính quyền và kiến nghị ngành chức năng giải quyết kịp thời, có kết quả các vụ, việc nổi cộm, bức xúc nổi lên như: nước sản xuất, điện sinh hoạt, tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản trái phép, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông và biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết công việc của dân của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn có mặt tồn tại, hạn chế; đó là: nhận thức của các cấp ủy cơ chưa đầy đủ, sâu kỹ về công tác nắm bắt, xử lý thông tin dư luận xã hội nên thiếu quan tâm trong triển khai thực hiện; chế độ sinh hoạt, giao ban của Thường trực cấp ủy với Tổ dư luận xã hội chưa duy trì nề nếp nên việc nghe phản ánh thông tin, định hướng và giải quyết tình hình dư luận xã hội, nhất là bức xúc của dân chưa kịp thời; đội ngũ cán bộ làm công tác nắm bắt thông tin, dư luận xã hội các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, phần đông chưa có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, số ít do áp lực công việc chuyên môn, chưa dành nhiều thời gian cho công tác. Mặt khác, kinh phí phục vụ cho này hoạt động khó khăn, đã làm ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và hiệu quả họat động.

Nhằm thực hiện tốt công tác nắm bắt, xử lý thông tin dư luận xã hội trên đại bàn huyện Hàm Thuận Bắc trong thời gian tới, thiết nghĩ cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, Quán triệt và nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nắm bắt thông tin, dư luận xã hội trong các cấp, các ngành; xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực cấp ủy các cấp, đó là kênh thông tin quan trọng và hết sức cần thiết để phục vụ cho công tác lãnh đạo của cấp ủy và điều hành của chính quyền. Qua đó, nêu cao hơn nữa trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác dư luận xã hội trong triển khai thực hiện.

Hai là; Triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của Tổ dư luận xã hội các cấp; nhất là duy trì nề nếp chế độ giao ban của Thường trực cấp ủy với Tổ dư luận xã hội định kỳ hàng quý/lần để nghe phản ánh thông tin dư luận xã hội, qua đó định hướng và chỉ đạo giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề búc xúc phát sinh, không để xảy ra điểm nóng.

Ba là; Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phương thức nắm bắt, phản ảnh, xử lý và phản hồi thông tin dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ làm công tác dư luận xã hội các cấp, nhất là kỹ năng tiếp cận thực tế đối với những vấn đề nhạy cảm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm giúp đội ngũ cán bộ làm công tác dư luận xã hội có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và nâng cao năng lực trong hoạt động công tác.

Bốn là, Cấp ủy huyện và cơ sở hàng năm chỉ đạo cân đối nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương và dành nguồn kinh phí riêng để phục vụ cho hoạt động nắm bắt, xử lý thông tin dư luận xã hội; đồng thời chi trả thù lao về trách nhiệm để cổ vũ, động viên thành viên Tổ dư luận xã hội các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.


Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO