Phải học cái chữ để có cuộc sống tốt hơn

  • /
  • 10.4.2013 - 16:3

Chị K’ Thị Lung 33 tuổi ở thôn 1, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc kể rằng: “Nhà tôi thu hoạch tiền bảo vệ rừng, nhiều năm qua vợ chồng tôi tích cóp được vài chục triệu đồng đem gửi tiết kiệm thời hạn 3 tháng.

 

 

Lớp xóa mù ở Đông Giang, Hàm Thuận Bắc.

 

Khi đến Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Thuận Bắc, nhân viên ngân hàng không chấp nhận cho tôi lăn tay mà bắt phải ký tên. Tôi đành phải về nhà bảo con trai dạy mình tập loằng ngoằng ký cái tên, rồi ra gửi tiền. Đến kỳ lĩnh tiền, tôi lại quên mất trước đây đã ký tên mình thế nào, ngân hàng thấy không ký được tên không cho rút tiền ra”. Sau lần đó, chị Lung quyết tâm tham gia vào lớp xoá mù. Còn chị K Thị Vén 46 tuổi ở xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc đến với lớp xoá mù chữ vì lý do khác. Chẳng là có lần chị phải lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận khám bệnh, khi Bác sĩ bảo chị ký tên vào tờ hoá đơn để nhận thuốc. Chị hỏi: “Tôi không biết chữ, có gì lăn tay không?”. Vị Bác sĩ gắt lên: “Sao thời buổi này mà vẫn có người không biết chữ”. Chị xấu hổ quá và khi về chị quyết tham gia vào lớp xóa mù chữ.

Đến nay, đồng bào Dân tộc thiểu số ở huyện Hàm Thuận Bắc đã có sự đổi thay về cách nghỉ trong sản xuất và học hành. Nhiều người hăng hái theo học các lớp xóa mù và các lớp phổ cập giáo dục với lẻ đơn giản như việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng và nhận thuốc tại bệnh viện phải biết ký tên, đã trở thành cái lợi ích thiết thực nhất của những ai muốn vươn lên để theo kịp với mọi người trong cuộc sống hôm nay. Rõ ràng, khi người dân thấy rõ được cái lợi của việc học chữ, sẽ tự nguyện, tự giác việc học hành không chỉ lo cho bản thân mà lo cho con cái được học hành tốt hơn./.

Bài và ảnh: Đỗ Khắc Thể

 

 

 


  • |
  • 974
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO