Hàm Thuận Bắc: Tổ chức tọa đàm về Ông già Đống Rơm

Ngày 20/9/2014, Ủy ban Nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức tọa đàm về những đóng góp của ông Ông già Đống Rơm (tức ông Nguyễn Hinh, sinh năm 1902, ở Hàm Liêm) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945-1975). Tham dự tọa đàm, ngoài lãnh đạo huyện, xã Hàm Liêm, các ban, ngành hữu quan ở tỉnh, huyện và đại diện gia đình ông Nguyễn Hinh còn các đại biểu nguyên là cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang đã từng sống, chiến đấu trên địa bàn xã Hàm Liêm trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là mối quan hệ máu thịt, chí nghĩa chí tình giữa các đơn vị lực lượng vũ trang như Trung đoàn 82, Tiểu đoàn 86… với Ông già Đống Rơm và Ông già Đống Rơm với các đơn vị lực lượng vũ trang. 

Buổi tọa đàm về những đóng góp của ông Ông già Đống Rơm (tức ông Nguyễn Hinh, sinh năm 1902, ở Hàm Liêm) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945-1975).

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu nêu lên công lao đóng góp to lớn của Ông già Đống Rơm xuyên suốt trong 2 thời kỳ kháng chiến. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở những thời khắc khó khăn nhất của năm 1946, bộ đội thiếu lương thực tưởng chừng như lực lượng không còn đủ sức trụ vững để đánh giặc, Ông già Đống Rơm tuyên bố “Tụi mày cứ lo đánh giặc, còn chuyện lương thực có dân lo, tao lo” và trong thực tế phần lớn bộ đội chủ lực về đứng chân chiến đấu trên địa xã đều do ông bảo đảm lương thực, thực phẩm; hay như trong chống Mĩ (1954-1975) ông dám đối mặt kẻ thù và chỉ tên chửi thẳng mặt những tên phản bội trong phong trào “Tố Cộng”, “Diệt Cộng” của chế độ Mỹ- Diệm; Ông còn là gương bám trụ chống chính sách dồn dân lập ấp của địch trong những năm 1960, thời kỳ địch “bình định” ác liệt nhất.

Trong quá trình toạ đàm, tuy còn có một số ý kiến khác nhau nhưng chung nhất là đề nghị trong thời gian tới cần là rõ thêm những giá trị và công lao của ông già Đống rơm để bổ sung vào lịch sử của đảng bộ và nhân địa phương. Trước mắt các ban, ngành huyện liên quan và Đảng ủy xã Hàm Liêm phối hợp tiến hành chỉnh trang bia mộ của ông bà đồng thời nghiên cứu đề xuất việc ghi nhớ công lao của Ông già Đống Rơm trong hai cuộc kháng chiến với hình thức phù hợp nhất./.

 


Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO