NỔ LỰC GIẢM NGHÈO

  • /
  • 27.4.2011 - 0:0

Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi, đa số người dân sống bằng nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhất là những người dân sống ở xã nghèo, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Để giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao đời sống của họ, các cấp, các ngành trong huyện luôn quan tâm bằng nhiều biện pháp và chính những người nghèo đã nổ lực phấn đấu vươn lên.

Đầu năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 4,67% tương đương với 1.789 hộ. Để giảm nghèo, trong sản xuất nông nghiệp, Thường vụ Huyện ủy tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển mạnh trồng lúa sang trồng cây thanh long, mía, cao su… gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện đã thực hiện 15 mô hình, tổ chức 174 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 2.355 lượt người nghèo; thường xuyên hướng dẫn đồng bào DTTS ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa nước, cây bắp lai và kỹ thuật khai thác cao su; tổ chức 23 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 773 lao động chuyên sâu về kiến thức trồng lúa, thanh long, xây dựng dân dụng…

Những năm qua, huyện tập trung đầu tư các công trình thủy lợi như tuyến kênh Châu Tá- Sông Quao, hồ chứa nước Sông Khán, Đatrian, SaLon, đập Đá Cầu… Những công trình này nay đã phát huy tiềm năng đất đai ở nhiều xã nghèo, vùng nghèo, khó khăn do thiếu nước sản xuất ở các xã Thuận Hòa, Hồng Liêm và các xã miền núi, vùng cao, tạo điều kiện cho đồng bào nghèo, nhất là đồng bào DTTS sản xuất lúa nước cho năng suất cao. Việc giao khoán 30.283 ha rừng cho 940 hộ DTTS nhận chăm sóc, bảo vệ tiếp tục đạt nhiều kết quả, giải quyết việc làm trên 1.000 lao động có thu nhập bình quân hàng năm 3,2 triệu đồng/hộ.

Huyện tạo thuận lợi cho một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo chuyển sang buôn bán nhỏ hoặc lao động sản xuất ở các cơ sở công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Toàn huyện có 251 doanh nghiệp và 1.786 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1.500 lao động nghèo.

Các dự án giảm nghèo từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội, vốn 120 và các tổ chức kinh tế, tín dụng khác đã giải quyết cho 21.435 lượt hộ nghèo vay 188.549 triệu đồng để giải quyết việc làm. Phong trào giúp nhau làm kinh tế gia đình được phát động rộng rãi, đã vận động hội viên đóng góp 221.607 kg giống lúa, bắp lai, 1.800 gia súc, gia cầm giống, 1.230 chỉ vàng, 210 triệu đồng, 3.770 ngày công…đã giúp cho 8.169 hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo vươn lên.

Các chính sách giảm nghèo theo qui định được thực hiện khá tốt. Đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 10.970 lượt người thuộc diện hộ nghèo và 2.406 người vừa thoát nghèo với kinh phí trên 3.515 triệu đồng. Có 23.025 lượt người nghèo khám chữa bệnh với kinh phí được miễn giảm trên 1.192 triệu đồng. Giải quyết trợ cấp cho 558 học sinh phổ cập giáo dục bậc THCS và tiểu học có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 42 triệu đồng; trợ cấp 1.878 lượt học sinh nghèo với kinh phí 2.303 triệu đồng. Ngoài ra Hội khuyến học các cấp vận động hỗ trợ 12.582 suất học bổng với kinh phí 3.480 triệu đồng, chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên cho 1.575 đối tượng với số tiền 2.274 triệu đồng cho hộ nghèo có đời sống khó khăn. Vận động đóng góp xây mới 42 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo với tồng kinh phí 705 triệu đồng.

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp giảm nghèo nên từ năm 2010 đến nay đã có 400 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,67% xuống còn 3,52%. Riêng hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 16,87%  còn 13,4%./.

                                                                                                               Lê Đông


  • |
  • 683
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO