TƯNG BỪNG LỄ HỘI KA TÊ CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM HUYỆN HÀM THUẬN BẮC

  • /
  • 13.10.2010 - 0:0

Đã từ lâu, lễ hội Ka Tê đã trở thành tập tục, truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Blamôn. Tết Ka Tê năm nay diễn ra trong không khí cả nước chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội và Đại hội Đảng các cấp ,tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI càng thêm náo nức,đông vui.

Nhớ lại thuở nào, đời sống đồng bào Chăm Ma Lâm 3 còn nhiều Trong ảnh: Rước Ngài Pô Tầm vào đền thờkhó khăn, vất vả và cái đói,cái nghèo tưởng chừng dai dẳng ở quanh đây. Từ khi Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, nhất là qua thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Bình Thuận về “đầu tư phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS”, đồng bào được cấp đất sản xuất, được vay vốn mua bò cái sinh sản,cùng với tính chịu khó và biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả, tạo thêm thu nhập. Đến nay đời sống của đồng bào đươc cải thiện rỏ rệt, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm từ 148 hộ năm 2005 xuống còn 40 hộ năm 2009, chiếm 11,6%, dự kiến đến hết năm 2010 số hộ nghèo chỉ còn khoảng 25 hộ, chiếm 6%. Phấn đấu đến năm 2015 không còn hộ nghèo.

Cùng vui Tết với đồng bào, chúng tôi được gặp anh Thông Điệu, anh là Trưởng Hội đền Pô Tầm. Anh Thông Điệu kể: “Tết Ka Tê của đồng bào Chăm vừa tổ chức lễ hội, vừa tổ chức lễ nghinh rước sắc phong của Ngài Pô Tầm do từ đời Vua Khải Định phong sắc. Tết Ka Tê còn có ý nghĩa bắt đầu từ Păng Ka Tê. Păng là đền thờ cúng, Ka là lời vua căn dặn lại cho dân bản và Tê là ngày trọng đại trong năm. Ngài Pô Tầm có tên thật là Pô Ka Thít và chính ông được đồng bào tôn vinh là Vua của dân tộc Chăm. Ngài Pô Ka Thít được Vua Khải Định phong sắc 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày 8/3/1917 và lần thứ 2 vào ngày 25/7/1924. Ngài được cả dân tộc Chăm kính cẩn, xem Ông là vị cứu tinh cho dân tộc Chăm. Trong những năm trị vị, Ngài luôn lo cho dân, Ngài hướng dẫn cho dân khai khẩn đất đai, ruộng rẫy và thiết kế các hệ thống thủy lợi, các tuyến kênh mương “dẫn thủy nhập điền” giúp cho người Chăm có nước sinh hoạt và sản xuất các loại cây trồng. Điển hình là hệ thống thủy lợi KRonQuao (nay Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng hiện đại là hệ thống thủy lợi Sông Quao) đây là hệ thống thủy lợi lớn nhất của huyện Hàm Thuận Bắc. Ngài còn thiết lập hệ thống thủy lợi RonKaTót nay là đập cây Khế…Mặc dù Ngài được tôn vinh với chức sắc cao nhất của dân tộc Chăm, nhưng ngài luôn khiêm tốn, giản dị như bao người dân thường khác. Ngài luôn hòa cùng vào nhịp sống với dân tộc Chăm và ngài luôn có đạo đức trong sáng.

Ngài thấy dân nghèo là thương, thấy ai đói là cho ăn no; có của cải,ngài đem chia cho dân nghèo khó. Ngài mất đi, cả dân tộc Chăm thương tiếc, không ai quên được công đức của ngài. Khi chết, thân thể của Ngài hóa đá và được đưa vào dinh lăng thờ, bảo vệ rất nghiêm ngặt. Từ những công đức của Ngài, dân làng Chăm quyết định xây ngôi đền, lấy tên là Đền Pô Tầm và hàng năm dân làng Chăm tổ chức lễ hội Ka Tê. Vào thời gian đó, vì không có xe tải nên dân làng phải chọn những thanh niên cường tráng, khỏe mạnh lên rừng chặt cây Cốc hành có lõi cứng và dùng xe trâu kéo về xây Đền Pô Tầm.

Vào các năm trước lễ hội Tết Ka Tê được tổ chức cho dân làng ăn Tết tại nhà riêng 1 tháng. Sau khi ăn Tết tại nhà riêng xong, lễ hội Ka Tê bắt đầu và khi đó không còn ai vương vấn Tết nhà riêng nữa. Vào các năm đó, người Chăm chọn ngày Tết phụ thuộc vào ngày thứ của tuần, có thể là thứ 3, thứ 4 hoặc thứ 4, thứ 7. Nếu Tết gặp ngày thứ 5, thứ 6 là phải hoãn lại và ăn Tết vào tuần sau vì vậy Tết Ka Tê không định ngày chính thức. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sướng nên người Chăm đã có nhận thức tốt. Vì vậy, Tết Ka Tê của người Chăm tổ chức ở nhà riêng chỉ 1 tuần vừa đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian và phù hợp với điều kiện kinh tế. Đồng thời lễ hội Tết Ka Tê cũng được công bố chính thức trong 2 ngày 15 – 16 tháng 9 âm lịch. Lễ nghĩa trong lễ hội, trước tiên là lễ cúng…”.

 Anh Thông Điệu cho biết thêm: “Lễ cúng Ngài bằng Dê, Gà được mổ xẻ nấu canh, luộc chín và chế biến các món ăn theo phong tục làng Chăm. Đặc biệt là món canh Môn không thể thiếu được trong lễ hội. Còn có các món bánh gừng, bánh ít, bánh chà cung, bánh đòn, bánh tét, xôi cũng được dân làng thi nhau đem tới nhằm đem lại phước lộc của lễ hội cho nhà mình…”. Khi ăn Tết ở nhà riêng xong là bắt đầu lễ hội. Ngày đầu, sau khi chuẩn bị nghi lễ xong, các vị chức sắc cùng bà con trong thôn tiến hành lễ nghinh rước sắc phong Ngài Pô Tầm từ đình làng về Đền Pô Tầm. Rước Ngài vào đền, sau đó là lễ cúng tại thời điểm uy nghi và sang trọng. Các vị chức sắc cao nhất của bộ tộc thay mặt cho tất cả dân làng cầu chúc cho dân làng sản xuất gặp mưa thuận gió hòa, thu được nhiều kết quả để được no ấm, làm ăn phát đạt. Cùng với lễ cúng, bà con cùng nhau ôn lại và kể cho con cháu nghe công đức của Ngài, càng thấm thía công ơn của vị Anh Linh Pô Tầm năm xưa. Lễ hội tổ chức trong 2 ngày và khi lễ hành xong, các vị chức sắc và bà con lại đưa rước Ngài về lại đính làng như trước khi diễn ra lễ hội.

Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước,cùng với sự nổ lực vươn lên của đồng bào,chắc chắn làng Chăm sẽ có nhiều đổi thay và Lễ hội Ka Tê tưng bừng, rực rỡ hơn./. 

Bài và ảnh: Đỗ Khắc Thể


  • |
  • 762
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO