Kết quả và những vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

  • /
  • 19.11.2013 - 4:48

Kết quả đạt được Trong nhiều năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật luôn được xác định là một bộ phận của công tác chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; đặc biệt từ khi có Kết Luận 04/KL ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp ủy, chính quyền trong huyện tăng cường hơn sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác này.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật từ huyện đến xã, thị trấn và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố, kiện toàn cùng với phát triển màng lưới cộng tác viên trợ giúp pháp lý, củng cố nâng chất lượng hoạt động của các tổ chức hòa giải ở cơ sở; tổ chức các lớp tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục huyện, xã, thị trấn có cố gắng đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học,tuyên truyền pháp luật trên đài truyền thanh huyện và hệ thống truyền thanh cơ sở, biên soạn các tài liệu hỏi đáp về pháp luật,tăng đầu sách cho tủ sách pháp luật ở xã, thị trấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động, các câu lạc bộ pháp luật, hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Từ tháng tư năm 2011 đến nay, đã tổ chức tuyên truyền phổ biến 34 văn bản pháp luật cho trên 4500 lượt cán bộ, công chức và 52.500 lượt đoàn viên, hội viên  và nhân dân với các nội dung pháp luật về dân sự, hình sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, đất đai, khiếu nại tố cáo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; đồng thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách  mới và những quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. So với những năm trước đây, các văn bản pháp luật được phổ biến sâu rộng hơn trong cán bộ và nhân dân, nhất là những văn bản có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân.Với sự nổ lực đó,đã có tác dụng nâng cao hơn sự hiểu biết và ý thức tôn trọng,chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân,góp phần ổn định trật tự,an toàn xã hội,thúc đẩy kinh tế -xã hội huyện nhà phát triển.

Những vấn đề cần quan tâm.

So với yêu cầu còn có một số mặt hạn chế.Tổ chức và đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên pháp luật tuy được củng cố, kiện toàn và đa số được tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng chất lượng,hiệu quả tuyên truyền,phổ biến pháp luật chưa cao, khả năng truyền đạt chưa sâu kỹ và chưa thật phù hợp với từng đối tượng.Nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khá đa dạng nhưng có lúc,có nơi còn mang tính phong trào; chưa thật thấm sâu vào cuộc sống của người dân\.Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động  cho công tác này còn khó khăn,có lúc chưa đáp ứng yêu cầu.

Thời gian đến, cần đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú và sâu rộng hơn trong cán bộ và  nhân dân; đặc biệt triển khai các hoạt động hưởng ứng tích cực Ngày pháp luật- một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của Đất nước và của toàn dân, tạo sự chuyển biến đồng bộ,hiệu quả hơn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như ý thức sống và hành động theo pháp luật trong mọi người dân.

Lê Thương

 

 


  • |
  • 967
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO