Tin Tức

Kể chuyện Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

g buổi sinh hoạt Chi bộ định kỳ tháng 5/2021, đồng chí Trần Thị Minh Huyền, đảng viên thuộc chi bộ Cơ quan Huyện ủy Hàm Thuận Bắc đã kể câu chuyện về học tập Bác trong " tự phê bình và phê bình".

Câu chuyện có nội dung: Biết Bác sẽ ghé thăm trường, nhà trường đã tập trung dọn dẹp và tổng vệ sinh xung quanh hội trường. Thế nhưng, khi đến Bác không vào hội trường ngay mà đi tắt ra nhà bếp, các lớp học, khu tắm rửa, bể nước, các vòi nước công cộng dọc lối đi...nhưng tất cả đều trơ vòi không nước. Việc này đã bị các "học viên" là cán bộ trung, cao cấp phê bình gay gắt nhà trường và cấp trên nhưng vẫn chưa khắc phục.

Vào hội trường, giữa tiếng hô vang: Hồ Chủ tịch muôn năm...Muôn năm...Người đã giơ hai tay ra hiệu im lặng và bắt đầu trò chuyện, hỏi thăm. Khi Bác hỏi: "Trong trường có bao nhiêu học viên?" Các con số do Hiệu trưởng, Hiệu phó Tổ chức, Hiệu phó phụ trách chuyên môn, trưởng phòng Hành chính Quản trị đưa ra lần lượt là 3.700, 3.600, 3.550, 3.512. Bác chăm chú nghe xong nghiêm nét mặt: Các con số đá nhau. Thế này là "vua liêu rồi chứ chẳng còn là quan liêu nữa!". Cả hội trường ngỡ ngàng, lãnh đạo trường lúng túng. Bác đột ngột hỏi tiếp: : "Các cô, các chú có thể đào cho Bác mỗi người một mét khối đất được không?" Dạ, có ạ! Bác nói tiếp: "Thế tại sao không đào giếng lấy nước mà dùng, lại cứ ngồi kêu ca, trách móc nhà trường và cấp trên?".

Cách phê bình ví von, dí dỏm mà sâu sắc, nhiều ý nghĩa, vui vẻ cả nhưng mỗi người đều nhận ra một phần lỗi ở mình. Tất cả đều giơ tay khi Bác hỏi: "Ai thật lòng đồng ý để sửa chữa thì giơ tay nào?". Sau khi Bác về, nhà trường lo đào giếng và đủ nước dùng.

Qua câu chuyện, cho thấy mỗi cá nhân và tổ chức phải thực hành tốt công tác "tự phê bình và phê bình". Phê bình và tự phê bình là để người cán bộ gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm hơn, làm cho tổ chức ngày càng đoàn kết mạnh hơn./.


Các tin khác