Thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị

  • /
  • 2.12.2013 - 10:50

Qua 3 năm triển khai thực hiện Quy chế công tác Dân vận của hệ thống chính trị theo quyết định 2898 ngày 16/7/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ở huyện Hàm Thuận Bắc đạt nhiều kết quả quan trọng.

Nhận thức trách nhiệm công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở có chuyển biến tiến bộ. Từng tổ chức xác định rõ và thực hiện tốt hơn các mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp trong công tác dân vận. Tăng cường cán bộ cho Ban Dân vận huyện ủy; củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ khối dân vận các xã, thị trấn, gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân vận. Thực hiện chế độ hội ý, hội báo, thông tin báo cáo công tác dân vận đầy đủ, kịp thời. Bước đầu xây dựng thí điểm mô hình “tổ công tác dân vận” ở 17 thôn, khu phố. Qua thực hiện quy chế, các cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận; quan tâm hơn việc nắm bắt tình hình, tư tưởng, tâm trạng và trực tiếp đối thoại giải quyết các vấn đề bức xúc của dân. Mặt trận, các đoàn thể thực hiện tốt hơn trách nhiệm phối hợp với chính quyền đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, đặc biệt là phong trào “Chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới”, động viên được sự đóng góp nhiều hơn cũa người dân để xây dựng nông thôn mới; quan tâm chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia giải quyết đơn thư và các vấn đề tồn động, bức xúc như về nợ đất ở của dân, tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số; về các công trình, dự án đình đốn, triển khai chậm trễ; tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền; góp ý sửa đối Hiến pháp 1992, sửa đổi Luật đất đai. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở được cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung theo Pháp lệnh 34 của Quốc hội, đưa nội dung “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngày càng thấm sâu vào lòng dân, nhờ vậy đã phát huy nội lực nhân dân giải quyết tốt hơn các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu vẫn còn một số hạn chế, đó là: Một số nội dung trong quy chế dân vận chưa được triển khai đầy đủ; một số ban ngành huyện, xã, thị trấn chưa phát huy hết trách nhiệm của mình trong thực hiện quy chế, từng lúc, từng nơi có biểu hiện xem nhẹ công tác dân vận; một số ít cán bộ công chức, viên chức chưa thật sự tôn trọng dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhiều vấn đề nảy sinh bức xúc chưa được chỉ đạo giải quyết kịp thời và hiệu quả. Mặt trận, các đoàn thể, hội quần chúng chậm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập hợp quần chúng, phát động phong trào còn khó khăn.

Thời gian đến, thiết nghĩ cần thực hiện tốt hơn quy chế công tác dân vân của hệ thống chính trị. Tăng cường sự lảnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy , chính quyền và trách nhiệm phối hợp thực hiện đổng bộ, hiệu quả quy chế công tác dân vận. Quan tâm củng cố, nâng chất lượng hoạt động khối dân vận và nhân rộng mô hình “tổ công tác dân vận” ở các xã, thị trấn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ dân vận, Mặt trận, các đoàn thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới .

Minh Thư


  • |
  • 1038
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO