Tin tức

Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội

  • NT
  • /
  • 16.9.2021 - 15:20

Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là sự phát triển của mạng xã hội. Theo số liệu thống kê gần đây, ở nước ta có khoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số; độ tuổi bình quân người sử dụng mạng xã hội cũng có xu hướng trẻ hóa. Có thể nói, mạng xã hội đã đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng và đang trở thành một kênh thông tin được nhiều người rất quan tâm và dành nhiều thời gian để sử dụng. Đặc biệt, thông qua mạng xã hội giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp đưa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân một cách nhanh chóng, kịp thời hơn.

Hình ảnh cơ quan chức năng xử phạt trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội

Song, bên cạnh những lợi ích tích cực mà mạng xã hội đem lại vẫn còn tồn tại những tiêu cực, tác hại khôn lường. Điển hình trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với sự quyết tâm, nỗ lực, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, trên mạng xã hội đã đăng tải, chia sẻ, lan truyền nhiều thông tin, bài, hình ảnh, video không chính xác, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19. Các phần tử xấu đã lợi dụng nguồn thông tin này để chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống dịch Covid – 19, tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19… đã gây hoang mang, lo lắng trong dư luận và ảnh hưởng đến công, tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp sử dụng mạng xã hội để công kích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức với những lời nói, ứng xử trái với thuần phong, mỹ tục cùa người Việt Nam… đã thu hút rất nhiều lượt tương tác, bình luận và chia sẻ. Nếu người sử dụng mạng không hiểu biết, không tỉnh táo trước những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội thì sẽ rơi vào “bẫy thông tin” và “tiếp tay” cho các phần tử xấu, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến hành hành vi phạm pháp luật theo Luật An ninh mạng mà không hay biết.

Do đó, để góp phần xây dựng một không gian mạng văn minh, an toàn và lành mạnh, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Đối với các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trước những thông tin sai trái, xấu độc trên mạng xã hội cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người dân khi sử dụng mạng xã hội; triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên không mạng xã hội. Quan tâm cung cấp các trang mạng xã hội chính thống để mọi người biết và khai thác; đồng thời, khuyến khích đăng tải, chia sẻ từ các nguồn thông tin chính thống, về các gương người tốt, việc tốt, cách làm hay trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,... nhằm định hướng dư luận, cổ vũ, động viên mọi người tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa thông tin tích cực trong xã hội...

- Đối với người sử dụng mạng xã hội, cần trang bị cho mình những kiến thức khi tham gia mạng xã hội. Khi sử dụng mạng xã hội cần chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là các quy định về quản lý, khai thác, sử dụng mạng xã hội và Luật An ninh mạng. Cần nâng cao ý thức cảnh giác, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vi phạm thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội; không chia sẻ, bình luận theo hướng tiêu cực những bài viết xuyên tạc, bôi nhọa, sai trái, bịa đặt, những thông tin không chính thống có nội dung làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.

- Đối với cơ quan chức năng, cần tăng cường theo dõi, nắm bắt và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm Luật An ninh mạng.


  • NT
  • |
  • 1303
  • |

Các tin khác