NHÂN DÂN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC QUYẾT TÂM THỰC HIỆN “VĂN HÓA” KHI THAM GIA GIAO THÔNG

  • /
  • 5.8.2010 - 0:0

“Văn hóa” giao thông được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “ Coi mọi hành vi cố tình vi phạm là thiếu văn hóa, đáng hổ thẹn. Khi người vi phạm biết ngượng và bị mọi người chê trách thì mới tạo lập được một nền tảng văn hóa cho việc chấp hành luật lệ giao thông, giữ gìn trật tự, cũng như tuân thủ mọi quy định khác của pháp luật. Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải. Cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông và coi việc tự giác tuân thủ pháp luật và bảo đảm an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống…”.

        Trước bức xúc về sự gia tăng tai nạn giao thông,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32 ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông.Đây là Nghị quyết hợp lòng người và trở thành Nghị quyết của các cấp,các ngành.của toàn thể cán bộ,đảng viên và mọi người dân trong viêc tham gia giao thông.Riêng ở Hàm Thuận Bắc từ khi có Nghị quyết của Chính phủ đến nay, cán bộ và nhân dân được học tập và có sự chuyển biến rỏ về nhận thức cũng như hành động chấp hành pháp luật về giao thông,nhất là đội mũ bảo hiểm một cách tự giác và được xem là một nét đẹp văn hóa trong đời sống thường ngày.Cùng với biện pháp tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát giao thông ;phát hiện, xử lý 7.684 trường hợp vi phạm và thông báo trên 8.200 trường hợp vi phạm về địa phương, để có biện pháp giáo dục .Do vậy tình hình tai nạn giao thông trong huyện  giảm cả 3 mặt, số vụ, số người chết và số người bị thương và đặc biệt là số người bị chấn thương sọ não giảm hẳn..

        Trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thực hiện “Văn hóa” khi tham gia giao thông. Ông Trần Văn Thành, Đội mũ bảo hiểm thể hiện “Văn hóa” khi tham gia giao thông.nông dân ở Khu phố Lâm Hòa, Thị trấn Ma Lâm nói: “Tôi thấy người dân từ khi được học tập,đã thực hiện tốt chủ trương đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.Từ đó, những vụ tai nạn chấn thương sọ não trên địa bàn thị trấn giảm hẳn.Thật là điều đáng mừng…”. Anh Nguyễn Khắc Tuấn lái xe  Ban quản lý công trình công cộng huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Hàng tháng tôi lái xe cho cơ quan trên các tuyến đường giao thông hàng ngàn cây số với tâm niệm luôn tuân thủ pháp luật, quí trọng tính mệnh con người;không có nồng độ rượu, bia trong máu;không lái xe chạy ẩu. Khi xe đang chạy gặp trẻ em, người đi bộ, đi xe máy phía trước, tôi chủ động điều khiển xe chạy với tộc độ chậm để khỏi xảy ra tai nạn. Tôi nghĩ văn hóa giao thông có nghĩa là phải chấp hành nghiêm túc luật giao thông đường bộ, đi đúng phần đường bên phải. Khi xe rẽ trái, rẽ phải đều bật đèn xi nhan trước đó từ 50 mét và bóp còi xe. Văn hóa giao thông biểu hiện các hành vi xử sự đúng pháp luật, biểu hiện nét đẹp, làm những điều thiện, nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông, bảo đảm an toàn giao thông cho chính mình và người khác khi tham gia giao thông. Xuất phát từ nhận thức văn hóa giao thông như vậy, nên tôi thực hiện nghiêm túc luật giao thông đường bộ, vì vậy trong thời gian qua tôi không để tai nạn giao thông xảy ra...”.

         Em Lê Thị Ngọc, hiện cư ngụ tại Tổ 6, Khu phố Lâm Giáo là học sinh trường Trung học cơ sở Ma Lâm cho biết: “Thực hiện “Văn hóa” khi tham gia giao thông, theo em cần có các biện pháp: Trước hết em mong muốn các bạn học sinh các cấp trong huyện nên tự giác chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. Khi ra đường phải đi có hàng lối và đi về bên phải có trật tự, không vội vàng phóng xe đạp vượt ẩu. Hàng tháng nhà trường cần mời các chú cảnh sát giao thông ở huyện, tỉnh về nói chuyện  luật an toàn giao thông cho học sinh hiểu tác hại của việc không chấp hành luật an toàn giao thông. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có biện pháp xử lý những học sinh cố tình không chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ…”.

         Anh Nguyễn Ngọc Dũng là người lái xe ôm trên tuyến đường quốc lộ 28 đã trên 15 năm nay cho biết: “ Cánh xe ôm chúng tôi hàng ngày cũng chở khách năm, bảy cuộc. Nơi gần nhất là 3 km, xa nhất là 40 km. Dù xa hay gần chúng tôi đều chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ. Không phóng nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn cho khách. Đi đúng phần đường bên phải, khi gặp chướng ngại vật thì phải bình tĩnh xử lý để tai nạn không xảy ra. Theo tôi, bất kỳ ai cũng phải chấp hành nghiêm luật giao thông an toàn đường bộ. Từ ý thức chấp hành nghiêm túc vì vậy tôi đã hành nghề xe ôm trên 15 năm, chạy xe tới hàng vạn cây số nhưng chưa có tai nạn xảy ra.

         Tuy vậy, theo đánh giá của Ban an toàn giao thông huyện Hàm Lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát và xử lý các vụ vi phạm.Thuận Bắc cho thấy, những năm gần đây tình hình vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn huyện vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Tình trạng đi xe máy chở từ 3 đến 4 người vẫn diễn ra ,nhất là trên các tuyến đường giao thông nông thôn. Khi tham gia giao thông nhiều đối tượng không đội mũ bảo hiểm, có đội mũ nhưng không cài quai mũ, mũ bảo hiểm còn quắc trước xe, khi phát hiện có cảnh sát giao thông mới đội mũ bảo hiểm để đối phó…Tình trạng uống rượu say rồi phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn còn xảy ra nhiều,nhất là ở lứa tuổi thanh niên đua đòi ăn chơi lêu lổng.

         Nhằm thực hiện “Văn hóa” khi tham gia giao thông, vấn đề đặt ra là cần nêu cao nhận thức của mỗi người về luật an toàn giao thông đường bộ. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể cơ sở thôn, xóm tổ chức tuyên truyền luật an toàn giao thông cho mọi người dân. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm. Mỗi gia đình cần có biện pháp giáo dục con, em mình không nên uống rượu say sỉn rồi lên xe phóng nhanh, lạng lách đánh võng dễ gây tai nạn giao thông.

         Mỗi người dân trong huyện Hàm Thuận Bắc phải tự giác chấp hành đội mũ bảo hiểm,tuân thủ các qui định của pháp luật về giao thông ,chính là thực hiện những cử chỉ đẹp của Văn hóa khi tham gia giao thông./.

Bài và ảnh: Đỗ Khắc Thể.


  • |
  • 847
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO