ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

  • /
  • 15.4.2011 - 0:0

Ông Lê Công Danh hiện là trưởng nhóm thanh long VietGAP thôn Đại Thiện 1-Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, vừa là cá nhân điển hình trong phong trào nông dân sản xuất giỏi, vừa là người đi đầu trong sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Gia đình ông có 04 khẩu ( 2 vợ chồng và 2 đứa con). Trồng được 1.640 trụ thanh long, 2 ha cây mãng cầu và mít ghép cao sản, 13 ha cây keo lá tràm và xà cư và nuôi thả 20 con bò cái trên diện tích này để sinh sản và lấy nguồn phân bón thanh long. Tổng thu nhập hàng năm trên 250 triệu đồng từ các loại cây trái hoa màu và chăn nuôi. Nay đã có nhà ở khang trang, đầy đủ tiện nghi, có điều kiện nuôi các con ăn học và đồng thời tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 3 lao động với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng.

          Năm 2009, ông được UBND xã Hàm Hiệp vận động làm nhóm trưởng nhóm sản xuất thanh long VietGAP thôn Đại Thiện 1-Hàm Hiệp. Với trách nhiệm này, ông suy nghĩ: “Thanh long là trái cay xuất khẩu ra khắp thế giới, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, những yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước nhập thanh long của ta rất cao, do đó vệ sinh an toàn thực phẩm của trái thanh long Hàm Hiệp nói riêng và thanh long Bình Thuận nói chung cần phải đặt lên hàng đầu,bảo đảm cho việc xuất khẩu bền vững, lâu dài”.

                                     

          Nhận thức được điều dó, ông tâm niệm phải làm sao giúp các thành viên trong tổ loại bỏ dần cách sản xuất thanh long truyền thống, áp dụng các quy trình sản xuất mới là điều khó khăn không phải ngày một ngày hai, nhưng nhờ sự cố gắng, nổ lực của Ban điều hành nhóm, sự chia sẽ kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm, trong 08 tháng hoạt động, chất lượng trái thanh long của các thành viên trong nhóm được nâng cao. Năm 2009, nhóm có 37 thành viên đến nay nâng lên 39 thành viên, với diện tích 40 ha. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận về điều kiện vật chất, kỹ thuật nên ngày 01/02/2010 nhóm đã được cấp giấy chứng nhận số 14/VietGAP/TTTL, mã số: TL 60.02.10.005, gồm 26 hộ, diện tích 169.800 m2, năng suất thu nhập bình quân đạt 35 tấn/ha/năm.

          Hiện nay, nhóm vẫn duy trì hoạt động và đổi tên thành “Tổ hợp tác sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”, trong quá trình sản xuất, nhóm đã có sự chuyển biến rõ nét  trong nhận thức cũng như tập quán sản xuất, các vườn thanh long sạch đẹp hơn, khác xa so với trước đây khi chưa gia nhập VietGAP, giảm thiểu dịch bệnh, các thành viên luôn am hiểu và biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép sổ nhật ký để truy nguồn gốc. Tù đó, khấc phục tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm do lạm dụng thuốc BVTV như trước kia. Đây là mô hình tốt về sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cần được nhân rộng trong toàn huyện./.

                                                                                                                            Kỳ Thư


  • |
  • 665
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO