Hàm Thuận Bắc triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • /
  • 23.4.2012 - 17:35

Những năm qua, nhờ UBND huyện tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội triển khai nhiều giải pháp nên công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đạt được những kết quả quan trọng; đặc biệt là nhận thức về tác hại của tệ nạn ma túy và trách nhiệm đối với công tác phòng, chống ma túy của cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực hơn, góp phần từng bước kiềm chế tội phạm và tệ nạn ma túy.

 Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp; công tác phòng, chống ma túy có mặt còn bất cập; một số chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy giai đoạn 2006-2010 đạt được còn như làm giảm tội phạm ma túy và số người nghiện; công tác thống kê, quản lý người nghiện ma túy thiếu chặt chẽ; chất lượng cai nghiện còn nhiều hạn chế; việc tạo việc làm cho người sau cai nghiện chưa ược chú trọng đúng mức; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn dàn trải, nặng về hình thức và chưa duy trì thường xuyên.

Thực hiện Quyết định số 1001 ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam" và Quyết định số 1885 ngày 06/9/2011 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; UBND huyện đã đề ra Chương trình hành động thực hiện Chiến lược nói trên nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể đó là: Phấn đấu làm giảm ít nhất trên 50% số người cai nghiện ma túy so với thời điểm hiện nay; quyết tâm xây dựng 85% số xã, thị trấn và 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy. Quản lý chặt chẽ địa bàn, đảm bảo 100% số người nghiện ma túy được phát hiện, lập hồ sơ quản lý và được giúp đỡ điều trị, cai nghiện, học nghề; 100% số bị can nghiện ma túy trong nhà tạm giữ được áp dụng các biện pháp cai nghiện, cắt cơn, giải độc; làm giảm từ 50% đến 70% tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay. Nâng cao hiệu quả phát hiện, triệt phá các đường dây, tổ chức mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng ma túy trái phép; triệt xóa cơ bản các tụ điểm, địa bàn phức tạp về ma túy; quản lý chặt chẽ tiền chất ma túy. Phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp trồng cây cần sa và không để tái trồng cây cần sa ở tất cả các xã, thị trấn. Đặc biệt đến năm 2030, toàn huyện phải tập trung nâng cao chất lượng công tác phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân, nhất là thanh, thiếu niên về sự hủy hoại của ma túy đối với con người và xã hội; từng bước làm giảm số xã, thị trấn, thôn, khu phố có ma túy.

Xây dựng, củng cố và phát huy mạnh mẽ hoạt động của các mô hình, tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội đối với công tác phòng, hống ma túy. Chỉ đạo quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh, triệt phá, xử lý tội phạm và tệ nạn ma túy; ngăn chặn phát sinh số người nghiện mới, nhất là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên; thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, hỗ trợ và giúp đỡ số người sau cai nghiện sớm hòa nhập với cộng đồng; phát hiện, ngăn chặn, phá bỏ kịp thời tình trạng trồng cây cần sa. Phấn đấu đến năm 2030 làm giảm ít nhất trên 80% số người nghiện ma túy so với thời điểm hiện nay; xây dựng 90% số xã, thị trấn và 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy; làm giảm từ 70% trở lên tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy từ huyện đến xã, thị trấn; bố trí cán bộ làm công tác tham mưu, theo dõi việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng chống ma túy ở các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn; tăng cường số lượng, năng lực và sự phối hợp của các lực lượng vũ trang trong công tác phòng, chống ma túy. Huy động và đầu tư kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phòng, chống và kiểm soát ma túy ở địa phương. Để đạt được những mục tiêu cụ thể nêu trên, về giải pháp chính trị, xã hội: Các địa phương, đơn vị trong huyện phải phát huy mạnh mẽ vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy, nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 16- NQ/TU ngày 05/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 345/KH-UBND ngày 21/01/2009 của UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

Trên cơ sở các quy định của Trung ương và của tỉnh, các ngành có liên quan chủ động tham mưu, đề xuất việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù cho cán bộ, người làm công tác phòng, chống ma túy và chính sách động viên, khen thưởng đối với những người phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy. Bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm sau khi hoàn thành cai nghiện. Vận động và có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận người sau cai nghiện ma túy vào làm việc.

Về nâng cao năng lực quản lý: Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo và Bộ phận thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm và phòng chống ma túy ở các ban, ngành của huyện và cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và lực lượng tham mưu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.  Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, trong đó quan tâm đến các đối tượng có hành vi nguy cơ cao: học sinh, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…

Tổ chức cho thanh, thiếu niên có những sân chơi lành mạnh, hữu ích để góp phần ngăn chặn không để phát sinh tệ nạn ma túy. Tăng cường công tác phát động phong trào toàn dân tham gia, đấu tranh chống tội phạm ma túy; thường xuyên thực hiện công tác điều tra cơ bản để nắm chắc tình hình ma túy ở địa bàn quản lý, nhất là các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp; xử lý cơ bản các tụ điểm, địa bàn phức tạp về ma túy. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Tăng cường sự phối hợp giữa các Cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tiền chất ma túy, nhất là các loại thuốc tân dược gây nghiện, chất hướng thần dùng trong lĩnh vực y tế không để đối tượng lợi dụng sơ hở để mua bán, sử dụng trái phép. Đa dạng hóa các mô hình cai nghiện, chữa trị cho người nghiện; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện, chữa trị và quản lý sau cai nghiện.

Tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình cai nghiện có hiệu quả để nhân rộng, trong đó tập trung đẩy mạnh và nhân rộng mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy và các ngành, Mặt trận, Đoàn thể để phát huy vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác phòng, chống ma túy; thường xuyên rà soát, phát hiện, phá bỏ nạn trồng cây cần sa; gắn với tuyên truyền, phổ biến cho người dân nhận biết tác hại của cây cần sa và việc trồng nó là vi phạm pháp luật; đồng thời xử lý nghiêm hành vi tái phạm./.

PV.

 


  • |
  • 729
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO