Tin tức

Hàm Thuận Bắc: Đẩy mạnh công tác xuất bản và tuyên truyền lịch sử Đảng bộ

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử đảng bộ (LSĐB), lịch sử truyền thống (LSTT) các cấp, Ban Thường Huyện ủy Hàm Thuận Bắc (các khóa) thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy cơ sở có liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục LSĐB, LSTT cho cán bộ, đảng viên, học sinh và Nhân dân trong huyện. 

Chương trình hành trình về nguồn.

Đến nay, toàn huyện đã phát hành được 23 đầu sách LSTT, LSĐB các cấp. Trong đó cấp huyện đã hoàn thành công tác biên soạn, phát hành (xuất bản 08, tái bản 01 đầu sách); có 11/17 xã, thị trấn đã xuất bản. Dù cấp ủy các cấp có cố gắng nhưng tiến độ biên soạn, xuất bản còn chậm so với yêu cầu đề ra.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng biên soạn, xuất bản như: Sự quan tâm chỉ đạo của huyện; công tác chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn của đảng ủy các xã, thị trấn; đội ngũ biên soạn phải hiểu biết chuyên môn, có trách nhiệm, am hiểu địa phương…; nguồn tư liệu thành văn và các nhân chứng sống phải đảm bảo; kinh phí cấp cho công tác nghiên cứu, biên soạn, in ấn... Nhưng quan trọng nhất là công tác chỉ đạo của đảng ủy các xã, thị trấn; năng lực, trách nhiệm của đội ngũ biên soạn.

Cùng với công tác biên soạn, huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng, tôn tạo, chăm sóc các địa chỉ đỏ, bia chiến tích (28 bia), căn cứ cách mạng của huyện…; Nhà truyền thống huyện (xây mới năm 2006) và hoàn thiện nội dung, hiện vật lịch sử trưng bày phong phú, trở thành nơi tham quan, tìm hiểu, giáo dục LSTT cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện. Việc làm cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Đối với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, học sinh và Nhân dân huyện được tuyên truyền LSĐB, LSTT qua các hoạt động: Sân khấu hóa, chí, bản tin Hàm Thuận Bắc, phát Đài truyền thanh, dịp học tập chính trị, các ngày lễ lớn...

Từ năm 2011, khi tập “Lịch sử Đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân huyện Hàm Thuận (giai đoạn 1930-1975)” được phát hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng chính trị đưa vào giới thiệu tại một số lớp bồi dưỡng chính trị do huyện mở. Trong năm 2015, huyện đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục- Đào tạo và chi bộ các trường THPT huyện tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, lâu dài lịch sử truyền thống cách mạng cho học sinh. Trên cơ sở đó Trường THPT Hàm Thuận Bắc đã 2 lần tổ chức cho học sinh tìm hiểu lịch sử truyền thống huyện; tháng 11/2015, Huyện Đoàn phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức cho đoàn viên, học sinh của huyện thi “Tôi yêu Tổ quốc tôi” có gắng tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyên.

Trong thời gian đến các cơ quan, đơn vị: Đài Tuyền thanh, Phòng Giáo dục,  Huyện Đoàn, Hội Cựu chiến binh huyện, chi bộ các trường THPT huyện… cần đưa công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đi vào chiều sâu và hiệu quả như: tổ chức chuyên mục “Sự kiện ngày ấy…” (giống với Báo Bình Thuận); tổ chức các cuộc thi tìm hiểu LSTT, LSĐB; định kỳ đưa đoàn viên, đội viên đến Nhà truyền thống huyện để tìm hiểu về văn hóa truyền thống huyện; tổ chức hành trình về nguồn, tìm hiểu các địa chỉ đỏ; đưa nội dung tập LSĐB huyện và các xã, thị trấn đã xuất bản lên trang tin điện tử của huyện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của mọi đối tượng.

Dù còn khó khăn, hạn chế nhưng trong năm 2015 và thời gian đến, các cấp ủy Đảng tập trung chỉ đạo để: Hoàn thành công tác biên soạn và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử; nâng chất lượng, đa dạng hình thức, đưa tuyên truyền, giáo dục đi vào chiều sâu; chú ý tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu là đa số cán bộ, đảng viên, đoàn viên và học sinh có hiểu biết cơ bản về LSTT, LSĐB của huyện, xã, thị trấn cùng với lịch sử dân tộc. Qua đó để tự hào, biết ơn công lao, sự hy sinh của thế hệ ông, cha; từ đó nâng cao lý tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, Tổ quốc giàu mạnh trong thời kỳ mới./.                      


Các tin khác