Về phía học viên tham gia Lớp truyền dạy, đã chấp hành tốt nội quy, giờ giấc học tập, có nhiều nỗ lực, cố gắng và thể hiện được lòng đam mê yêu nghề trong việc tiếp thu, học hỏi, nắm bắt các khâu cơ bản trong quy trình, kỹ thuật đan lát truyền thống có từ lâu đời của ông bà lưu truyền lại. Nhìn chung, Lớp truyền dạy đã diễn ra thành công theo kế hoạch và mục tiêu đề ra.
Trong thời gian đến, Hội sẽ tiếp tục truyên truyền, vận động Hội viên Nông dân sẽ tiếp tục chịu khó học hỏi và thực hành nghề đan lát thường xuyên tại gia đình vào những lúc nông nhàn để nâng cao tay nghề và trở thành những nghệ nhân đan lát lành nghề của địa phương trong tương lai. Hội tiếp tục quan tâm đến việc thường xuyên, liên tục trao truyền nghề đan lát của cộng đồng cho thế hệ trẻ. Duy trì nghề đan lát của chúng ta mới tồn tại, phát triển mà không bị mất đi.
Nhà nước đang quan tâm mở các tour, tuyến du lịch kết nối giữa vùng đồng bằng với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mạng lưới đường giao thông đến các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh đang ngày càng phát triển, tạo điều kiện để du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, tìm hiểu văn hóa truyền thống tại các thôn, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có người Cờho Đông Giang. Qua đó, địa phương chúng ta sẽ duy trì và phát triển nghề đan lát, để vừa gìn giữ nghề truyền thống của ông bà, vừa tạo ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng, mà còn tạo ra những sản phẩm, mặt hàng lưu niệm độc đáo để bán cho khách du lịch. Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho các gia đình, góp phần ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng người Cờho địa phương./.