ĐIỂM SÁNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN LÀM GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở THÔN 5-HÀM ĐỨC-HÀM THUẬN BẮC

  • /
  • 10.1.2011 - 0:0

Những năm qua, phong trào làm giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên địa bàn huyện được được mạnh. Trong giai đoạn 2005-2010, toàn huyện thực hiện bảo đảm giao thông trên 300 km đường liên xã, thôn, xóm, trong đó láng nhựa và bê tông 17 km, với tổng giá trị 43 tỷ đồng, trong đó nhân dân và các thành phần kinh tế đóng góp 7,7 tỷ đồng, chiếm 18%. Qua phong trào đã xuất ngày càng nhiều mô hình tốt, gương điển hình tiên tiến, mà điểm sáng về huy động sức dân làm giao thông nông thôn là thôn 5-xã Hàm Đức.

Trước thực trạng hệ thống giao thông trong thôn thiếu đồng bộ và hầu hết các tuyến đường đã sử dụng nhiều năm, bị xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là nhu cầu vận chuyển vật tư, nông sản của nhân dân. Không chờ sự đầu tư của cấp trên, cấp uỷ, Ban điều hành, Mặt trận, đoàn thể thôn chủ động xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, làm mới; sau đó, tổ chức họp dân để lấy ý kiến về kế hoạch thực hiện và mức đóng góp về đất, tiền, công lao động..., nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cộng đồng. Trước khi triển khai công trình, Ban điều hành thôn họp dân bầu ra Ban đại diện để tiến hành vận động và quản lý kinh phí do dân đóng góp theo mức đã thống nhất; đồng thời giám sát việc thi công và công khai quyết toán kinh phí khi công trình hoàn thành, bàn giao,đưa vào sử dụng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động và phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, từ năm 2006 đến 2010, nhân dân  đã đóng góp gần 650 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa và làm mới hơn 3,2 km đường thôn, xóm và ggiao thông nội đồng; trong đó, dặm vá để bảo đảm giao thông hơn 2,5 km (kinh phí trên 85 triệu đồng), làm mới 2 km đường cấp phối (kinh phí trên 300 triệu đồng) và bê tông xi măng 350 m đường nội thôn (kinh phí gần 90 triệu đồng). Với thành tích đó, thôn 5-xã Hàm Đức được công nhận là một trong những điển hình tiên tiến toàn tỉnh, giai đoạn 2006-2010. 

Từ cách làm như nêu trên ở thôn 5-xã Hàm Đức, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Một là, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể phải phát hiện đúng và kịp thời nhu cầu chính đáng, bức xúc của dân; trên cơ sở đó lãnh đạo, tổ chức, hướng dẫn nhân dân giải quyết để thoả mãn nhu cầu của mình.

Hai là, phải phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, tạo được sự đồng tình, thống nhất cao trong cộng đồng nhằm động viên tối đa nguồn lực trong dân cho mục tiêu phát triển.

Ba là, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận thức đầy đủ, từ đó tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở. 

Đây là mô hình cần được tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng trong toàn huyện nhằm thúc đẩy phong trào làm giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong thời gian tới theo Nghị quyết 03 của Huyện uỷ về phương hướng, nhiệm vụ năm 2011; góp phần thực hiện thắng lợi chương trình trọng tâm, đột phá về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đã được xác định tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X./.

                                                                                                                              Tôn Toại


  • |
  • 687
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO