Tin tức

ĐỒNG BÀO CHĂM Ở HÀM THUẬN BẮC XÓA NGHÈO

  • /
  • 2.12.2010 - 0:0

Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Toàn huyện có 17 xã, thị trấn, được chia thành 86 thôn, khu phố. Trong đó có 3 thôn là đồng bào dân tộc Chăm với tổng số 1.026 hộ/5.328 khẩu.

 Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư phát triển dân sinh, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Chăm, nhất là từ khi thực hiện nghị quyết 04 của Tỉnh ủy(năm 2002), đồng bào được cấp đất sản xuất, được vay vốn mua bò cái sinh sản, được hướng dẫn chuyển đổi cây trồng con nuôi, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như làm gốm, dệt thổ cẩm, chế biến nông sản, may mặc, mây tre đan…đã tạo sự phát triển khá toàn diện và hiệu quả.Cùng với sự đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng như hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa thôn...nên bộ mặt nông thôn và đời sống của đồng bào Chăm được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, năm 2000 cả 3 thôn người Chăm còn 532 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 51,8%. Năm 2009 giảm xuống còn 166 hộ chiếm 16% và đến tháng 12 năm 2010 số hộ nghèo giảm còn 51 hộ chiếm 4,9%. Trong đó, Thôn 3 Ma Lâm còn 38 hộ, Thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí còn 4 hộ và thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú còn 9 hộ. Tuy vậy, Ông Thông Khói Trưởng Thôn 3 Ma Lâm cho rằng: “Số hộ nghèo trong thôn còn khoảng 38 hộ, hầu hết là những trường hợp già cả neo đơn, mất sức nên không thể vươn lên thoát nghèo được…”.

Trong thời gian tới, để giúp cho đồng bào Chăm nhanh chóng xóa Đồng bào Chăm thôn Lâm Giang trồng cây đu đủ cho hiệu quả caonghèo. Trước hết phải thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển dân sinh kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội và phát huy đúng mức nội lực và ý thức nổ lực vươn lên của đồng bào. Tăng cường chỉ đạo hướng dẫn chuyển mạnh cây trồng, con nuôi có lợi thế, gắn với chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ vốn vay mua sắm máy móc để đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chú ý bố trí giống cây trồng phù hợp với đất 04 và động viên đồng bào làm hết diện tích đất, không bỏ đất hoang. Quan tâm đào tạo nghề truyền thống như nghề gốm, mây tre đan, dệt thổ cẩm…tạo việc làm để đồng bào có thu nhập ổn định. Có chính sách ưu đãi, thu hút con em người Chăm đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp về phục vụ quê hương. Khuyến khích, giúp đỡ con em có khả năng học tập, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện để đồng bào Chăm vươn lên và nhanh chóng xóa nghèo.

 

Trong ảnh: Đồng bào Chăm thôn Lâm Giang trồng cây đu đủ cho hiệu quả cao

ảnh Thông Văn Him thôn 3 Ma Lâm đang chăm sóc lúa

Bài và ảnh : Đỗ Khắc Thể


  • |
  • 748
  • |

Các tin khác