Tin tức

Hàm Thuận Bắc nhìn lại 2 năm hoạt động dạy nghề (2010 - 2011)

  • /
  • 24.4.2012 - 16:32

Trong 2 năm qua thực hiện Quyết định số 1956 ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Đồng  thời căn cứ chỉ tiêu kế hoạch trên giao  và  khả  năng  đăng  ký thực  hiện  hàng  năm,  Trung tâm Dạy nghề huyện đã triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề và các chương trình liên kết đào tạo trên cơ sở xây dựng qui trình kế hoạch công tác  cho  từng  quý,  6  tháng, năm. Cụ thể về đào tạo nghề, trung  tâm  dạy  nghề  đã  mở được 23 lớp với 735 học viên đạt  93,29%  chỉ  tiêu  của  tỉnh và huyện giao. Năm 2011 đã mở được 28 lớp với 826 học viên  (cuối  khóa  có  598  học viên tốt nghiệp)  đạt 100,12% chỉ tiêu tỉnh giao và 107,27% chỉ  tiêu  huyện  giao,  các  lớp được mở chủ yếu là: Dệt thổ cẩm,  May  thủ  công,  Chăn nuôi/Thú  y,  Mộc  dân  dụng, Sửa  chữa  máy  nông  nghiệp, Trồng cây lương thực, Tin học văn  phòng,  Trồng  và  chăm sóc cây thanh long, Trồng rau an toàn, Trồng nấm. Số học viên  có  việc  làm  bình  quân dta95  khoảng  70-75%,  đặc biệt có một số nghề đạt trên 90% như nghề Trồng và chăm sóc cây thanh long, trồng cây lương thực, chăn nuôi, thú y…

Đến nay, Trung tâm đã liên kết với Trường trung cấp nghề Kinh tế kỹ thuật công đoàn tổ chức dạy thi lấy giấy phép lái xe  A1 cho 345 học viên và đang  tiếp  tục  tuyển  sinh  để đào  tạo  hệ  trung  cấp  nghề. Tiến hành hợp đồng liên kết đào tạo với trường Trung cấp nghề Bình Thuận, trường Cao đẳng  nghề  Nha  Trang  nhằm tạo điều kiện để các trường tổ chức tuyển sinh các lớp đào tạo  nghề  hệ  trung  cấp,  cao đẳng nghề cho lao động trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất  lượng  nguồn  nhân  lực, tạo  cơ  hội  cho  thanh  niên được học nghề, giảm chi phí cho người học.  

Nhìn chung, được sự quan tâm  lãnh  đạo,  chỉ  đạo  của Huyện  ủy,  UBND  huyện  và ngành cấp trên, cùng với sự giúp  đỡ  của  các  ngành,  các cấp,  sự  phối  hợp  nhiệt  tình của  lãnh  đạo  một  số  địa phương như: Hàm Chính, Ma Lâm, Thuận Minh, Hồng Sơn, Hồng Liêm, Thuận Hòa, Hàm Trí,  Hàm  Phú  và  3  xã  vùng cao nên kết quả đào tạo nghề đạt  khá.  Chất  lượng  đào  tạo nghề được nâng lên; cơ sở vật chất,  trang  thiết  bị  đang  tiếp tục đầu tư; công tác bảo quản, sử dụng được chú trọng. Đội ngũ  cán  bộ,  viên  chức  ngày càng trưởng thành, năng nổ, nhiệt tình khắc phục khó khăn hoàn  thành  nhiệm  vụ  được giao. Mở rộng mạng lưới giáo viên thỉnh giảng từ các trường Trung  học  phổ  thông,  các trạm chuyên môn trên địa bàn huyện,  các  trường  trung  cấp nghề, các trung tâm dạy nghề trên  địa  bàn  tỉnh  góp  phần làm phong phú thêm đội ngũ giáo viên giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo. Trung tâm dạy nghề có vai trò phối hợp  với  các  địa  phương  tổ chức  tuyển  sinh,  tổ  chức thành lớp học nghề, điều phối giáo viên giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành, cử cán bộ quản lý lớp học; thực hiện và quản lý hồ sơ học vụ, đánh giá kết quả đào tạo, cấp chứng chỉ nghề và giấy chứng nhận đào tạo nghề; Tiếp nhận kinh phí và thanh quyết toán kinh phí từ chương trình với Sở Lao động – TB&XH. Với đội ngũ biên chế ít ỏi (5 người), không có biên chế giáo viên cơ hữu, đa số còn trẻ  kinh  nghiệm  chưa  nhiều, nên  ít  nhiều  ảnh  hưởng  đến kế  hoạch  và  chất  lượng  đào tạo.

Về  lực  lượng  giáo  viên giảng  dạy,  Trung  tâm  tranh thủ  sự  hỗ  trợ  từ  nguồn  giáo viên  các  trường  THPT  trong huyện  (các  giáo  viên  được đào tạo từ trường sư phạm  Kỹ thuật  TP.HCM),  các  kỹ  sư chuyên  ngành,  các  cán  bộ giảng  viên  của  các  Trạm  kỹ thuật của huyện như: Thú y, Khuyến  nông,  Bảo  vệ  thực vật,  nghệ  nhân  có  tay  nghề cao  tham  gia  dạy  nghề. 

Tuy nhiên,  đây  chỉ  là  lực  lượng thỉnh  giảng  nên  tính  ổn  định không có, việc bố trí lịch giảng dạy  các  lớp  gặp  nhiều  khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ đào  tạo  cũng  như  kế  hoạch chung của trung tâm. Đối tượng học nghề là lao động nông thôn có nhận thức chưa đầy đủ, cuộc sống còn khó khăn nên chưa mặn mà với việc học nghề, ngại đi học hoặc  không  thường  xuyên đến lớp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa được đầu tư xây dựng, trang bị đầy đủ nên đã trở ngại lớn trong công tác đào tạo nghề. Nhận thức của các ngành, các  cấp,  chính  quyền,  các đoàn thể một số địa phương về  công  tác  tuyên  truyền chính sách dạy nghề cho lao động  nông  thôn  chưa  được sâu  rộng  và  thường  xuyên, chưa  thấy  được  tầm  quan trọng  của  công  tác  đào  tạo nghề là giải quyết việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, gây khó khăn trong việc triển khai kế hoạch đào tạo nghề. Huyện chưa có chiến lược đào tạo nghề bài bản để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp cho xã hội, trước mắt phục vụ các chương trình phát triển kinh tế -  xã  hội  của  địa  phương. Trung  tâm  gặp  nhiều  khó khăn trong việc xác định nghề phù hợp, một số nghề đào tạo ra học viên không biết làm ở đâu và phát triển ra sao? Như nghề Dệt thổ cẩm, Đan mây tre  học  viên  được  đào  tạo nhằm  mục  đích  duy  trì  nghề truyền  thống  tại  địa  phương, tuy  nhiên  khi  học  xong  học viên  không  có  điều  kiện  để phát  triển  ngành  nghề  của mình, do không có kinh phí để đầu tư trang thiết bị, nguyên vật liệu và đầu ra. Về phía các ngành chức năng chưa đầu tư phát  triển  các  làng  nghề,  tổ hợp  sản  xuất,  tạo  điều  kiện cho người dân kiếm thêm thu nhập  lúc  nông  nhàn,  góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Năm 2012 trên cơ sở thực hiện  chương  trình  đào  tạo nghề cho lao động nông thôn giai  đoạn  2010-2020 theo Quyết  định  số  1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của  Thủ  tướng  chính  phủ, Trung  tâm  dạy  nghề  Hàm Thuận  Bắc  đã  xây  dựng  chỉ tiêu, kế hoạch dạy nghề giai đoạn  2012-2015,  các  nghề được  đào  tạo  gồm:  Điện cơ/Điện dân dụng, Sửa chữa máy nông nghiệp, Cắt gọt kim loại, Sửa chữa môtô/xe máy, Hàn điện/Hàn hơi, Xây dựng dân dụng, Mộc dân dụng, Dệt thổ  cẩm,  May  thổ  cẩm,  May công  nghiệp,  Tin  học  văn phòng, Trồng cây lương thực, Trồng  thanh  long  theo  tiêu chuẩn VietGap, Trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su, Kỹ  thuật  trồng  nấm,  Trồng cây  cà  phê,  Trồng  cây  ăn quả, Trồng mía, Thú y, Chăn nuôi heo, Chăn nuôi bò, Chăn nuôi gia cầm … Hiện  nay  đã  xây  dựng, thẩm  định  và  ban  hành  22 chương trình dạy nghề. Trong đó có 12 nghề trình độ sơ cấp nghề,  17  nghề  trình  độ  dạy nghề  dưới  3  tháng.  Tiếp  tục xây  dựng,  thẩm  định  thêm một số chương trình mới theo tình hình thực tế và nhu cầu đào tạo tại địa phương. Để triển khai thực hiện các chương trình nêu trên, về giải pháp,  trung  tâm  dạy  nghề huyện  sẽ  tăng  cường  phối hợp với đài truyền thanh, các ban,  ngành  của  huyện,  các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên  truyền  các  chế  độ, chính sách hỗ trợ học nghề. Tập trung công tác tuyển sinh đến các đối tượng có nhu cầu học nghề, trước hết là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu  nhập  tối  đa  bằng  150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác (phấn đấu huy động được từ 885 học viên trở lên). Tư vấn, chọn nghề phù hợp với từng học  viên,  tạo  mọi  điều  kiện thuận lợi để người dân tham gia  học  nghề.  Đảm  bảo  sau khi  học  nghề  người  học  có việc  làm  phù  hợp. 

Tiếp  tục phát triển mô hình dạy nghề lưu  động,  linh  hoạt,  tổ  chức lớp học gần dân tại những xã và cụm xã có đủ số lượng học viên đăng ký. Liên kết với các cơ sở dạy nghề để phát triển dạy  nghề  trình  độ  sơ  cấp, trung  cấp,  cao  đẳng  để  đáp ứng nhu cầu nhân lực tại địa phương.  Gắn  đào  tạo  nghề với  giải  quyết  việc  làm  và tham gia xuất khẩu lao động. Tiếp  tục  phát  triển  đội  ngũ giáo viên cơ hữu và lực lượng thỉnh  giảng.  Đưa  giáo  viên tham  dự  các  lớp  bồi  dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên  môn,  kỹ  năng  dạy nghề bằng nhiều hình thức bồi dưỡng tại chỗ hoặc đưa đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo có kỹ năng nghề cao. Về tổ chức hoạt động liên kết đào tạo sẽ tập trung mở các lớp: Lấy Giấy phép lái xe A1, B, đồng thời mở các lớp Trung  cấp  nghề,  cao  đẳng nghề tại huyện./.

M.L


  • |
  • 709
  • |

Các tin khác