Ông Nguyễn Bá Chinh sinh ngày 01 tháng 9 năm 1934, quê xã Hàm dịch vụ văn hoá thuộc Sở Văn hoá Thông tin Thuận Hải (cũ). Từ tháng 4 năm 1991, ông nghỉ hưu ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Hàm Liêm quê ông là một xã thuần nông, có diện tích 5.724,5 hécta, 2.545 hộ với 10.059 khẩu (theo thống kê tháng 6-2010), cách thành phố Phan Thiết 5 km, phía đông giáp với quốc lộ 28, phía tây giáp với tuyến đường sắt Ma Lâm-Mương Mán, phía nam giáp với đường sắt Phan Thiết-Mương Mán xã Hàm Hiệp và phía bắc giáp xã Hàm Chính. Trong thời kháng chiến, Hàm Liêm có vị trí trung tâm vùng ‘”Tam giác sắt” thuộc huyện Hàm Thuận,là nơi tranh chấp quyết liệt giữa địch và ta.Những người nông dân cần cù, chất phác của Hàm Liêm đã tham gia kháng chiến, trở thành những chiến sĩ du kích, bộ đội, những gia đình cơ sở cách mạng kiên trung chống lại kẻ thù cướp nước và bán nước.
Để có ngày toàn thắng, cùng toàn dân tộc ca khúc khải hoàn, nhân “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đợt đầu tiên của cả nước.
Là một cựu chiến binh có vốn sống, từng chứng kiến nhiều niềm vui và cả những nỗi đau hy sinh mất mát của gia đình và quê hương, tác giả Nguyễn Bá Chinh đã cố gắng ghi chép, tái hiện lại một phần cuộc sống chiến đấu, công tác của đồng chí, đồng đội, trong đó có những người con của quê hương trong tập truyện ký “Người Hàm Liêm”.
Với cách viết dung dị, chân thật, 17 truyện ký được tập trung trong cuốn sách hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc có thêm tư liệu về cuộc kháng chiến của quân dân Hàm Liêm, của những chiến sĩ Cụm Tình báo H34 Khánh Hoà và B44 Bình Thuận; đồng thời cảm nhận và chia sẽ với những nghĩ suy tâm sự của tác giả “Một đời người ghi lại vài dòng ký ức, hẩu mong lớp người kế tiếp hãy quyết tâm gìn giữ mảnh đất này cho mầm xanh luôn vươn chồi nảy lộc” .
Nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 21 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân, Trang thông tin điện tử Huyện uỷ Hàm Thuận Bắc trân trọng giới thiệu bạn đọc cuốn sách này./.
Minh Thư.