Mặt trận huyện

Những kết quả hoạt động nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2022 của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hàm Thuận Bắc.

Với sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Mặt trận từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy, Mặt trận cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền và các tổ chức thành viên, công tác Mặt trận các cấp trong 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra sôi nổi, thiết thực, góp phần quan trọng tạo sự ổn định và phát triển KT-XH của huyện.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức Hội nghị lần thứ 8, Khóa VIII, nhiệm kỳ 2019-2024, sơ kết công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm 2022

 1. Về công tác thông tin, tuyên truyền

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện phối hợp với các tổ chức thành viên tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương như: Tuyên truyền kỷ niệm các ngày sinh của các đồng chí lão thành cách mạng, tuyên truyền về các cuộc thi, triển khai thực hiện các công tác về văn hoá xã hội, an ninh trật tự,…; chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận như: Hướng dẫn triển khai thực hiện chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cho cán bộ Mặt trận cơ sở, gắn với thực hiện chỉ thị 27, 30, 40 của Tỉnh ủy; tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; tuyên truyền Nghị quyết của Huyện ủy, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện về thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2022 ... Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức 505 đợt học tập, tuyên truyền với trên 36.669 lượt người tham dự, thông qua các hình thức đa dạng, phong phú như: loa phát thanh, lồng ghép trong các cuộc họp dân, các buổi giao ban định kỳ hàng tháng, các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, thông qua các trang mạng xã hội: Facbook, zalo,…Các hoạt động tuyên truyền tập trung hướng về cơ sở, về cộng đồng dân cư gắn với tổ chức các hoạt động thiết thực nhân các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, góp phần giáo dục truyền thống của dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

100% cán bộ Mặt trận các cấp từ huyện đến cơ sở đều tham gia các lớp triển khai học tập, quán triệt Chuyên đề năm 2022 “Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” và đăng ký thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện chuẩn mực người cán bộ Mặt trận. Qua học tập và làm theo Bác, các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã đăng ký thực hiện công trình, phần việc, chủ yếu là các công trình, phần việc về chăm lo các đối tượng chính sách, các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội, khó khăn,…, đầu tư các công trình dân sinh KT-XH, nhất là giao thông, thủy lợi..., tiếp tục phát huy các mô hình, cách làm hiệu quả theo gương Bác.

Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền việc triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã sử dụng trang facebook của Mặt trận huyện nhằm tuyên truyền, định hướng thông tin đến Nhân dân và phát huy hiệu quả việc trao đổi, nắm bắt thông tin, dư luận xã hội trên Zalo nội bộ.

2. Công tác vận động, tập hợp, phát huy vai trò của đồng bào dân tộc, tôn giáo:

Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện theo đúng quy định pháp luật; mối quan hệ giữa chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo với cấp ủy, chính quyền ngày càng gần gủi, gắn bó.

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện đã tổ chức Đại lễ Phật đản PL:2566- DL:2022 được đông đảo phật tử tham gia. Từ đầu năm đến nay, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo huyện và các cơ sở thờ tự Phật giáo trên địa bàn huyện đã vận động và trao tặng hàng nghìn xuất quà trị giá trên 1,74 tỉ đồng cho hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn huyện.

Nhân dịp Tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni), lễ Phục sinh và lễ Phật đản, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, xã, thị trấn đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các cơ sở thờ tự tôn giáo, các cá nhân tiêu biểu trong đồng bào tôn giáo( trong đó: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện trao tặng 20 phần quà trị giá 8 triệu đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn trao tặng 79 phần quà trị giá 39 triệu đồng). Qua thăm hỏi, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thông qua các chức sắc tuyên truyền, vận động tín đồ chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia tốt các phong trào thi đua do địa phương phát động.

Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội vùng
đồng bào DTTS; các chế độ, chính sách, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với đồng bào được triển khai kịp thời. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào canh tác có hiệu quả các loại cây trồng; tổ chức cho đồng bào đăng ký đầu tư ứng trước giống lúa, giống bắp để đầu tư cho mùa vụ. Tuy nhiên, tình hình mua bán đất sản xuất được cấp theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn xảy ra và đã được các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức, chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đã được Nhà nước cấp theo chính sách hỗ trợ, không sang nhượng đất vì lợi nhuận trước mắt. 

Công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, hội viên vào các tổ chức hội, đoàn thể được Mặt trận và các tổ chức thành viên quan tâm triển khai thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm đã phát triển 2.030 đoàn viên, hội viên. Góp phần đoàn kết tập hợp Nhân dân vào sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng Nhân dân.

3. Công tác tham gia phòng, chống đại dịch Covid-19; vận động Nhân dân ủng hộ, khắc phục hậu quả ảnh hưởng do đại dịch; giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, các địa phương trong huyện đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, các trường học trên địa bàn huyện đã yên tâm tổ chức hoạt động dạy và học, các hoạt động sinh hoạt đời sống của Nhân dân trở lại bình thường, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của ngành y tế. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Mặt trận các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nâng cao ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trọng tâm là vận động Nhân dân tham gia tiêm vacxin mũi 3 phòng, chống covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên do một bộ phận người dân lo ngại tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng sức khỏe; mặt khác, trẻ mới bị nhiễm Covid nên phụ huynh không đăng ký tiêm cho trẻ khiến công tác tổ chức tiêm cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi chậm.

4. Về tình hình triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”:

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với UBND huyện và Phòng VHTT tổ chức triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2022. Đến nay 100% các xã, thị trấn đã triển khai cho các hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa năm 2022. Kết quả có 45.273 hộ /45.512 hộ đăng ký gia đình văn hóa, đạt 99,47%.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, phối hợp với các tổ chức thành viên huy động sức dân để làm giao thông nông thôn. Trong năm 6 tháng đầu năm, phối hợp vận động Nhân dân đóng góp thực hiện và thi công hoàn thành 12 tuyến đường bê tông xi măng, chiều dài 4,642 km, với tổng kinh phí hơn 4,2 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 2,06 tỷ đồng, ngân sách huyện hỗ trợ gần 0,65 tỷ đồng và Nhân dân đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng); tổ chức san lấp 5,921 km đường nông thôn nội đồng với tổng kinh phí trên 1,372 tỷ đồng (trong đó Nhân dân đóng góp trên 814,3 triệu đồng); Thực hiện tái phát dọn, khơi thông dòng chảy kênh tiêu, thoát lũ và sông, suối tự nhiên với chiều dài 3,6 km; tu sửa thường xuyên các tuyến kênh cấp I với tổng kinh phí 1,13 tỷ đồng. Phối hợp thực hiện 29 tuyến đường ánh sáng an ninh với 282 bóng đèn trị giá 350,75 triệu đồng; lấp đặt 43 camera an ninh trị giá 68,1 triệu đồng.

5. Về công tác sử dụng quỹ “vì người nghèo”, công tác cứu trợ và hoạt động an sinh xã hội được MTTQ các cấp và các các tổ chức thành viên quan tâm triển khai thực hiện.

Ủy ban Mặt trận các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện và cá nhân, đơn vị ủng hộ thăm và tặng quà cho các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn, người khuyết tật, đồng bào dân tộc, nạn nhân chất độc da cam,… với 22.175 xuất quà tổng số tiền trên 8,184 tỷ đồng, khám phát thuốc miễn phí cho 3.601 người nghèo trị giá 42,89 triệu đồng. Phối hợp trao tặng 7 căn nhà tình thương trị giá 605 triệu đồng. Riêng trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp với chính quyền và đoàn thể vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương chăm lo cho gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, khuyết tật với hơn 13.281 xuất quà, trị giá trên 5,489 tỷ đồng. Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã xuất quỹ vì người nghèo của huyện trao tặng 254 phần quà trị giá 127 triệu đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện và tiếp nhận các nguồn vận động từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phân bổ với 890 phần quà trị giá 502 triệu đồng. Các nhà hảo tâm, mạnh thường quan, doanh nghiệp trong và ngoài huyện thông qua Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trao tặng 12.137 phần quà trị giá 4,86 tỷ đồng. Các phần quà trên đều được Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn phối hợp trao tận tay người nghèo, khó khăn trên địa bàn, không ai thiếu đói trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các chế độ chính sách đối với người nghèo được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Mặt trận các cấp đã triển khai công tác vận động quỹ “Vì người nghèo”, toàn huyện vận động đạt 507.673.790 đồng/800 triệu đồng, đạt 63,46%; trong đó cấp huyện vận động 266.068.790 đồng /540 triệu đồng, đạt 49,27%, cấp xã vận động được 241.605.000 đồng/240triệu đồng, đạt 92,93%, đã chuyển về huyện 163.570.000 đồng. Đầu năm 2022, Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện, Thường trực Ban cứu trợ huyện đã chuyển nguồn kinh phí vận động Covid-19 cho Phòng Tài chính kế hoạch huyện để hỗ trợ cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch dịch Covid -19 trên địa bàn huyện với số tiền 210 triệu đồng

Công tác thương binh, liệt sỹ và người có công được quan tâm, các chế độ chính sách được giải quyết kịp thời, đúng đối tượng, chuyển tỉnh 30 hồ sơ người có công (22 hồ sơ mai táng phí, 08 hồ sơ thờ cúng liệt sỹ), 6 tháng đầu năm 2022 vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của toàn huyện đạt được: 600 triệu đồng/800 triệu đồng, đạt 75%.

Phối hợp giới thiệu, giải quyết việc làm cho 4.210 lao động.

6. Về tình hình triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”:

Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐCVĐ, ngày 29/4/2022 về việc triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện năm 2022; Ban hành Công văn số: 607 /CV-MTTQ-BTT, ngày 30/5/2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới.

Phối hợp với Chính quyền và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động và được sự đồng thuận, sự gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên tham gia hưởng ứng và ưu tiên lựa chọn, sử dụng hàng Việt Nam sản xuất. Thông qua các hoạt động của Ban Vận động đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn huyện nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam; chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc; qua đó, từng bước chuyển biến nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng hóa Việt Nam.

Nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022 và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện tổ chức kiểm tra 29 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn đã tham gia kiểm tra 34 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Qua kiểm tra, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 01 cơ sở (Thuận Hòa).

7. Về tình hình triển khai phong trào thi đua “đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng xuất , chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế”:

Đã thành lập mới 04 hợp tác xã nông nghiệp (HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Giang, HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Tiến, HTX dịch vụ nông nghiệp, thủy sản Hồng Sơn, HTX tổng hợp nông nghiệp hữu cơ Hàm Phú.). Nâng tổng số Hợp tác xã trên địa bàn huyện là 32 Hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp với 667 thành viên; thành lập mới 2 tổ hợp tác kinh tế, nâng lũy kế đến nay có 57 tổ với 2.030 thành viên tham gia; 7 tổ hội nghề nghiệp với 130 thành viên; có 7 quỹ tín dụng trên địa bàn huyện đang hoạt động. Thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã các hộ dân đã chia sẽ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, giúp đỡ nguồn vốn để đầu tư sản xuất, tiêu thu sản phẩm, nhờ vậy hiệu quả kinh tế của các hộ được nâng lên.

Phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, hưởng ứng phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, triển khai thực hiện các hội thi như: “sáng tạo trẻ”, “sáng tạo khoa học kỹ thuật trong thanh thiếu niên và nhi đồng”, …, Các tổ chức thành viên đã chủ động phối hợp tổ chức 13 lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cho 480 lượt người như: hướng dẫn kỹ thuật thâm canh chăm sóc bắp lai cao sản và phòng chống sâu keo mùa thu trên cây bắp lai, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng, kỹ thuật trồng chăm sóc lúa, thanh long, trồng rau an toàn,... theo tiêu chuẩn Vietgap,..... Phối hợp mở 01 lớp đào tạo nghề trồng và chăm sóc cây ăn trái nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho Người dân tại xã Đa Mi với 35 học viên theo học.

8. Tình hình triển khai các chương trình liên tịch:

- Chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khi hậu: Mặt trận các xã, thị trấn đã phối hợp tổ chức hoạt động lễ ra quân tháng hành động bảo vệ môi trường nhân ngày môi trường thế giới 5/6/2022; toàn huyện có 76 tổ đoàn viên, hội viên ”bảo vệ môi trường” với 896 người tham gia; Các tổ chức thành viên thường xuyên tổ chức các đợt thu gom, tiêu hủy rác thải tại các điểm nóng trên địa bàn huyện. Nhiều mô hình do các đoàn thể tổ chức được duy trì và nhân rộng như: mô hình hố xử lý rác ở địa bàn khu dân cư; mô hình lò xử lý rác thải tại xã Hàm Hiệp; mô hình “Hội nông dân tham gia thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật”;  Hội phụ nữ phát động phong trào đổi rác thải lấy cây xanh; Đoàn Thanh niên huyện thường xuyên tổ chức hoạt động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” ,….. Tuy nhiên, nạn xả rác dọc theo các tuyến đường, sông, suối vẫn chưa khắc phục được gây bức xúc trong Nhân dân. Ngày 10/02/2022, huyện đã tổ chức Lễ phát động Ngày “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” xuân Nhâm Dần năm 2022 tại xã Đa Mi, sau buổi lễ các đại biểu cùng Nhân dân xã Đa Mi đã trồng 200 cây hoa Anh Đào dọc theo tuyến Quốc lộ 55.

- Chương trình an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; bảo vệ , chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân: Mặt trận các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên lồng ghép tuyên truyền trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, dịch bệnh Covid-19 tại các buổi họp dân, các đợt sinh hoạt tổ Nhân dân, các buổi sinh hoạt Chi, Tổ hội với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Thực hiện tốt chương trình liên tịch giữa Công an, Quân sự, Mặt trận và các Đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng trọng tâm là thực hiện mục tiêu “3 giảm”. Thông qua việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã hướng dẫn cho 86/86 thôn, khu phố trên địa bàn huyện tổ chức họp dân tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân khi tham gia giao thông và xác định việc thực hiện các nội dung đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tệ nạn ma túy, mại dâm là một tiêu chí bình xét danh hiệu thôn, khu phố vào cuối năm. Nhiều địa phương đã xây dựng, tổ chức triển khai có hiệu quả mô hình tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông, khu dân cư không có ma túy, mô hình an ninh trật tự và tổ tự quản, tự phòng gắn với các tổ, nhóm thanh long Vietgap; tuyến đường ánh sáng an ninh; tuyến đường thanh niên tự quản, mô hình camera an ninh,..... góp phần quan trọng trong việc bảo đảm, giữ vững ổn định trật tự tại địa bàn dân cư. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã tiếp nhận quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ 65 thanh niên chậm tiến.

Phối hợp với chính quyền và đoàn thể tổ chức gặp mặt, giao lưu, tặng quà cho 193 thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2022. (193/193 thanh niên, trong đó nghĩa vụ quân sự 155 thanh niên và công an nhân dân 38 thanh niên)

Phối hợp với các tổ chức thành viên vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến nay số người tham gia BHYT là 163.210 người, đạt 87% so với dân số toàn huyện (187.587 người) và bảo hiểm xã hội tự nguyện có 1.825 người, đạt 50,02% chỉ tiêu tỉnh giao năm 2022 (3.648 người)

9. Về phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân:

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 của HĐND tỉnh, huyện, có 592 cử tri tham dự. Các buổi tiếp xúc của Đại biểu, cử tri của 17/17 xã, thị trấn trong huyện đã tham gia 126 lượt ý kiến, qua giải thích của UBND các cấp, còn lại đại biểu HĐND tỉnh tiếp thu 4 ý kiến, kiến nghị, đại biểu HĐND huyện tiếp thu 16 ý kiến, kiến nghị.

Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XV tại 3 điểm trên địa bàn huyện[1], có 162 cử tri tham dự với 16 ý kiến và đại biểu Quốc hội tiếp thu 3 ý kiến.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 cho đại biểu HĐND tỉnh, huyện. Có 889 cử tri tham dự, qua các buổi tiếp xúc của Đại biểu, cử tri của 17/17 xã, thị trấn trong huyện đã tham gia 119 lượt ý kiến, qua giải thích của UBND các cấp, còn lại đại biểu HĐND tỉnh tiếp thu 11 ý kiến, kiến nghị, đại biểu HĐND huyện tiếp thu 10 ý kiến, kiến nghị.

Qua 2 đợt tiếp xúc cử tri (sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022) Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn đã phối hợp tổ chức cho đại biểu HĐND xã, thị trấn tiếp xúc cử tri tại 161 điểm, có 4595 cử tri tham gia, qua đó các cử tri đã nêu 628 ý kiến, sau khi giải thích của lãnh đạo UBND xã, thị trấn, các ngành liên quan, còn lại đại biểu HĐND xã, thị trấn tiếp thu 121 ý kiến.

Ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc tổ chức bầu ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2022-2024 theo đúng trình tự và thời gian quy định. Trong 6 tháng đầu năm Ban thanh tra nhân dân các xã, thị trấn đã tiến hành 13 cuộc giám sát về các nội dung như: Giám sát việc thu chi quỹ thôn xóm năm 2021; giám sát việc thực hiện NQ số 41/NQ-HĐND đối với UBND; giám sát chi hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; giám sát việc chi trả tiền thiệt hại do mưa lũ gây ra năm 2021 cho bà con bị thiệt hại về cây trồng,….Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã giám sát 33 công trình như: giám sát thực hiện công trình đường bê tông xi măng; giám sát việc nâng cấp, san lấp, dậm vá các tuyến đường giao thông nông thôn; giám sát việc nạo vét các tuyến mương nội đồng; giám sát thi công đường bờ kề sông do- Kà tót; … Qua các cuộc giám sát chưa thấy những bất cập, thiếu sót gì xảy ra.

Phối hợp tổ chức 01 cuộc đối thoại với lãnh đạo cấp huyện tại xã Đông Tiến. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tham gia 14 cuộc đối thoại trực tiếp với Nhân dân do UBND huyện tổ chức. Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn phối hợp tổ chức 5 cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền với Nhân dân ở các xã, thị trấn với 155 người dân tham dự.

11. Về tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh:

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp đến các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, tình hình tư tưởng của Nhân dân ổn định, Nhân dân trong huyện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời, chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Toàn hệ thống Mặt trận chưa phát hiện vụ việc nào liên quan về tiêu cực, tham nhũng.

Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tiếp tục được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp quan tâm phối hợp thực hiện góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhân dân[2]. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Mặt trận cơ sở tham gia 174 vụ hòa giải ở cơ sở trong đó có 96 vụ hòa giải thành, góp phần giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh ngay tại địa bàn dân cư, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng, góp phần giữa vững an ninh trật tự tại địa phương.

12. Về hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện xây dựng Kế hoạch 102/KH-MTTQ-BTT, Ngày 06/01/2022, về việc “triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam huyện năm 2022” với 02 nội dung giám sát:

+ Giám sát Trung tâm Y tế huyện trong việc mua sắm, tiếp nhận, phân bổ các trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện trong năm 2021. Nhưng do Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra tỉnh đã kiểm tra, kết luận về nội dung này nên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện dừng việc giám sát Trung tâm y tế huyện. Ngày 27/4/2022, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Công văn số 579-CV/HU bổ sung nội dung giám sát năm 2022 cho Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế theo quy định tại mục 7 điều 1 Quyết định số 1830/QĐ-UBND, ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh; chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) theo Quyết định số 2108/QĐ/-UBND, ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh; việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ Covid -19 trong năm 2021 đối với UBND xã Hàm Chính (vào quý III/2022).

+ Giám sát Chủ tịch UBND xã Hàm Hiệp việc thực hiện nêu gương của người người đứng đầu và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan xã. (dự kiến tổ chức trong quý III/2022)

Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tham gia với đoàn giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: giám sát UBND xã Hàm Thắng trong việc tổng hợp, lập danh sách các trường hợp F0, F1 đủ điều kiện hỗ trợ và chi trả theo chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị, cách ly y tế do dịch Covid- 19; giám sát UBND thị trấn Phú Long trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh doanh theo quy định tại mục 9, Điều 1, Quyết định 1830/QĐ-UBND, ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh và tham gia cùng với Thường trực HĐND huyện, các ban HĐND huyện giám sát: tình hình, kết quả triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của các xã Đa Mi, La Dạ, Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Thuận Hòa và Hồng Liêm; công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác phòng, chống ma túy các xã Hồng Sơn, Hàm Hiệp, Hàm Thắng, Hàm Trí, Thuận Hòa và thị trấn Phú Long.

Đối với xã, thị trấn: Ngay từ đầu năm, Mặt trận các xã, thị trấn đã ban hành kế hoạch giám sát, phản biện theo phê duyệt của cấp ủy, mỗi xã, thị trấn sẽ tổ chức sẽ tổ chức ít nhất 1 cuộc giám sát (có 32 cuộc giám sát/17 xã, thị trấn) nội dung giám sát chủ yếu về: việc bình xét hộ nghèo; việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân; việc thu phí, lệ phí; việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; công tác chi trả tiền điện cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; công tác quản lý đất công, đất 5%; kết quả triển khai công tác phổ cập giáo dục; việc thu chi các loại quỹ; công tác tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính; việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất trên địa bàn… Đến nay các xã, thị trấn đã tổ chức được 05 cuộc giám sát (Ma Lâm, Hàm Trí, Thuận Hòa, La Dạ, Đông Tiến).

Nhìn chung: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ban Thường trực MTTQ huyện đã bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thường trực Huyện ủy và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; phối hợp đồng bộ với các cấp chính quyền và các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện tốt công tác Mặt trận theo chương trình, nhiệm vụ đã đề ra đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của địa phương. Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động được triển khai thực hiện với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, kịp thời đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương đến các tầng lớp Nhân dân. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận phát động gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ngày càng chú trọng đến chất lượng, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công tác dân tộc, tôn giáo được phối hợp triển khai chặt chẽ, động viên được các chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động xã hội, tích cực tham gia lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội được Mặt trận các cấp triển khai thực hiện tốt; quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của Nhân dân tiếp tục được phát huy; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện, hướng về cơ sở, gần dân, sát dân, chăm lo lợi ích chính đáng của Nhân dân; thể hiện là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Hệ thống tổ chức của Mặt trận cơ sở tiếp tục được củng cố kiện toàn; nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận các cấp từng bước có sự đổi mới và mang lại kết quả cao…tuy nhiên, việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận ở một số nơi chưa thật sự chủ động; triển khai một số nhiệm vụ chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra, nắm bắt, phát hiện và phản ánh tình hình tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc liên quan đến quyền lợi chính đáng đời sống của Nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Chưa phát huy tốt vai trò tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng trong xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến tình hình an ninh trật tự, dân tộc, tôn giáo. Công tác phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên tuy có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân chưa có chiều sâu, nhất là trong vùng đồng bào tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong tầng lớp trí thức, công thương gia, thân nhân kiều bào. Mặt trận ở từng cấp vẫn còn lúng túng trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại một số địa phương, đơn vị chưa được đồng đều. Đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận ở các cấp liên tục thay đổi nên khả năng nắm bắt công việc còn nhiều khó khăn, hạn chế; việc nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân ở một số địa phương có lúc chưa, sâu, chưa kịp thời. Công tác xây dựng và phát huy lực lượng cốt cán chính trị còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

 

 


Các tin khác