Hàm Thuận Bắc: Kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 -2020 ở huyện Hàm Thuận Bắc cho thấy các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể đã có sự quan tâm hơn trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nông dân hoạt động hiệu quả.

Tổ chức hội được quan tâm chỉ đạo củng cố, kiện toàn thường xuyên; đội ngũ cán bộ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng dần trình độ về mọi mặt, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nội dung, phương thức hoạt động của hội nông dân các cấp đã có sự đổi mới dần theo hướng sát cơ sở, sát địa bàn, mô hình, hội viên, nhằm chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nông dân, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần cùng 9/15 xã về đích nông thôn mới, 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Từ kết quả qua 10 năm thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

*Đối với cấp ủy:

- Phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề và các cuộc giao ban theo định kỳ hàng quý giữa cấp ủy, chính quyền với khối dân vận để nắm sát tình hình, phát huy kết quả đạt được và định hướng nội dung hoạt động trong từng thời gian.

- Quan tâm chỉ đạo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội các cấp có năng lực, phẩm chất đạo đức và nhiệt tình, tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nâng dần chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội theo hướng sát địa bàn, mô hình, hội viên, từng nhóm đối tượng, thực sự là tổ chức chính trị của hội viên, nông dân; đáp ứng nhu cầu thiết thực về sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân.

* Đối với Hội Nông dân:

- Phải chủ động trong công tác tham mưu cho cấp ủy trong việc củng cố, xây dựng tổ chức và nội dung hoạt động của hội trong từng thời gian; tập trung xây dựng tổ chức hội ở cơ sở vững mạnh, đi đôi với định hướng các hoạt động của các chi, tổ hội và phong trào nông dân gắn chặt vào nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Chú ý gắn kết các phong trào thi đua yêu nước do địa phương và các phong trào do hội phát động; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền, mặt trận, các đoàn thể cùng cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở địa phương. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, điển hình trong các phong trào để tạo khí thế thi đua sôi nổi trong nông dân.


Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO