Tin tức

Phổ cập giáo dục lịch sử truyền thống của Đảng bộ huyện và xã, thị trấn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân là việc làm cấp thiết hiện nay

  • /
  • 18.10.2012 - 15:27

Những năm qua các cấp ủy Đảng đã có sự quan tâm triển khai việc biên soạn Lịch sử của Đảng bộ. Đến nay đã hoàn thành và xuất bản tập Lịch sử Đảng bộ huyện, Lịch sử Ban an ninh huyện giai đoạn 1930-1975 và Lịch sử Đảng bộ xã, thị trấn trong thời kháng chiến (trừ xã Hàm Trí và các xã vùng cao). Riêng các xã Hàm Chính, Hàm Đức, Thuận Hòa đã xuất bản tập lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975-2010.

Việc biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện, xã, thị trấn vừa qua với tiến độ rất chậm. Do tính chất công việc đỏi hỏi phải theo quan điểm khách quan, lịch sử cụ thể, nên phải tiến hành thận trọng bảo đảm chất lượng. Song việc làm cấp thiết hiện nay là làm sao phổ cập giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử của Đảng bộ huyện và các địa phương nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ và nhân dân trong thời kháng chiến cũng như trong thời xây dựng lại quên hương, đất nước; nêu cao trách nhiệm đối với sự phát triển của huyện nhà hôm nay và mai sau.

Ở nước ta, nội dung kiến thức lịch sử được cán bộ, đảng viên nắm bắt thông qua các lớp học, bồi dưỡng chính trị; đối với nhân dân nói chung, nhà nước tuyên truyền kiến thức lịch sử thông qua phim ảnh, sân khấu hóa, báo chí, các hình thức truyền thông khác; riêng đối tượng học sinh, các em được học lịch sử đất nước và lịch sử địa phương của tỉnh qua bộ môn lịch sử trong chương trình chính khóa của nhà trường. Việc đưa lịch sử huyện và xã đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân phải bằng nhiều cách. Tùy mỗi đối tượng ta áp dụng một hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau và cũng tùy vào cơ sở vật chất, phương tiện, nguồn tài liệu mà có thể tìm cách phù hợp.

Đối với cán bộ, đảng viên nói chung, ta phải mở lớp học riêng hay lồng ghép trong các lớp học chính trị, các buổi học tập, quán triệt nghị quyết.

Đối với nhân dân trong huyện, ta tuyên truyền thông qua các đài phát thanh, báo Bình Thuận, tổ chức các buổi văn nghệ quần chúng nhân các ngày lễ lớn trong năm. Riêng đài phát thanh của huyện nên tổ chức các chuyên mục giống với Báo Bình Thuận đang làm, đó là chuyên mục nhỏ “Sự kiện ngày ấy…” Trong chuyên mục này, định kỳ hàng tuần, hàng tháng hay nhân dịp các ngày truyền thống của huyện sẽ phát bản tin ngắn về một sự kiện quan trọng hay kể lại một sự kiện lớn. Bản tin này nên phát vào sáng sớm.

Đối với đối tượng đoàn viên thanh niên, hàng năm Huyện đoàn nên kết hợp tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử huyện dưới các hình thức sôi động như hái hoa học tập, các trò chơi có lồng ghép nội dung lịch sử giống với trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”, “cho hình ảnh đoán sự kiện”, “cho sự kiện để thuyết trình”…vv

Đối với đội ngũ giáo viên các cấp, đây là lực lượng đông đảo, chính đội ngũ này sẽ góp phần truyền đạt, giáo dục kiến thức cho các em học sinh. Vì vậy ta sẽ mở những lớp bồi dưỡng kiến thức lịch sử huyện cho các thầy cô.

Đối với học sinh là lực lượng kế thừa và phát triển quê hương Hàm Thuận Bắc sau này, chúng ta cần xây dựng kế hoạch đưa lịch sử huyện vào giảng dạy và khuyến khích tìm hiểu bằng các hình thức khác. Tuy nhiên học sinh lại có 3 nhóm tuổi tương ứng với 3 cấp học, mỗi cấp học ta sử dụng hình thức giáo dục lịch sử cho phù hợp.

Với cấp mẫu giáo chỉ cần các thầy, cô kể cho các em một vài mẩu chuyện về truyền thống đấu tranh của nhân dân Hàm Thuận. Muốn vậy chúng ta sưu tầm những câu chuyện dựa trên những sự kiện có thật về những cuộc đời hoạt động cách mạng của một số đồng chí trực tiếp tham gia chiến đấu hay của các mẹ Việt Nam anh hùng. Sau đó in thành sách chuyển cho các thầy, cô làm tài liệu để kể chuyện.

Với cấp tiểu học, ta cũng dùng hình thức kể chuyện nhưng có bổ sung thêm kiến thức về những vị lão thành cách mạng (một vài đồng chí), một số sự kiện chính (không quá 10 sự kiện).

Với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, ngoài việc đưa nội dung kiến thức lịch sử huyện vào học chính khóa từ 2 đến 4 tiết học trong năm. Hàng năm các trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử huyện hoặc gắn với các hoặt động ngoại khóa để tìm hiểu lịch sử huyện. Các hoặt động này do các Thầy cô dạy bộ môn lịch sử và đoàn - hội trong nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức. Hình thức tổ chức dựa theo cách thức các cuộc thi trên truyền hình như “Rung chuông vàng” hay nội dung của phần thi “Vượt chướng ngại vật” trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olimpia”…vv.  Trong các trường học có hệ thống phát thanh thì định kỳ hàng tuần, hàng tháng trong giờ ra chơi phải có một chuyên mục dành cho tuyên truyền lịch sử huyện bên cạnh đó có những câu hỏi đố vui để học có phần thưởng.

Riêng các trường Trung học phổ thông Hàm Thuận Bắc và Nguyễn Văn Linh, nên mời các cô, chú trong huyện đã tham gia cách mạng có nhiều chiến công về tại trường sinh hoạt và kể chuyện cho thầy, cô cùng các em học sinh nghe. Nên khuyến khích các trường tổ chức cho học sinh thăm quan tại Nhà truyền thống huyện.

Huyện ủy chỉ đạo cơ quan quân sự  soạn lại lược đồ và bản đồ (có đánh dấu các địa chỉ đỏ, các căn cứ cách mạng…) của hai cuộc kháng chiến, sau đó in gửi cho các trường học để làm dụng cụ giảng dạy. Ngành giáo dục đặt hàng cho các thầy, cô biên soạn giáo án điện tử về lịch sử huyện để dùng chung cho việc giảng dạy; biên soạn thu gọn lịch sử huyện thành sách nhỏ để học sinh mua dùng làm tài liệu học tập; và cần thiết đưa tài liệu này vào mạng intenet (trang wed của huyện) để phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử của Đảng bộ huyện và các địa phương.

VQ.

 


  • |
  • 948
  • |

Các tin khác