Ma Lâm

Hàm Thuận Bắc: Cây Khoai môn mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân thôn Phú Thắng

Để thực hiện chuyển đổi cây trồng từ vùng đất trồng lúa kém năng suất nông dân thôn Phú Thắng đã chuyển đổi trồng cây trồng Khoai môn. Từ những năm trước, thấy cây Khoai môn là cây trồng có hiệu quả, lợi nhuận kinh tế cao so với nhiều loại cây ngắn ngày khác, khoai môn dễ trồng, không yêu cầu kỹ thuật cao và có giá trị kinh tế ổn định, nên anh Hà Văn Thường, thuộc thôn Phú Thắng, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã mạnh dạng chuyển đổi trồng cây khoai môn. Lúc đầu anh trồng với diện tích nhỏ 0,3 ha, sau thấy hiệu quả, lợi nhuận kinh tế cao, anh Hà Văn Thường đã nhân rộng diện tích đến nay trên 0,75 ha và cùng theo đó là các hộ dân trong thôn cùng làm khoai môn theo Hộ anh Thường. 

Hình ảnh cánh đồng Khoai môn đang phát triển tốt trong giai đoạn tháng thứ tư

Trồng khoai môn từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch khoảng 06 tháng, không tốn nhiều vốn đầu tư, chỉ cần bón phân chuồng, phân NPK và phân Kali, giai đoạn Khoai hình thành củ (Từ 45-50 ngày), 06 tháng thu hoạch, trên thị trường nhiều nơi tiêu thụ thu mua, nên đầu ra giá cả ổn định. Người dân sau khi thu hoạch, phân khoai ra 3 loại hạng để bán, từ 12 đến 15 ngàn/kg (0,1ha thu hoạch năng suất từ 2 đến 2,5 tấn tùy theo đất và cách chăm sóc), trừ chi phí đầu tư nông dân cũng còn lợi nhuận từ 20 đến 25 triệu. Theo kinh nghiệm từ gia đình anh Thường, trồng Khoai môn không nên trồng quá dày, không xuống củ giống quá nhiều. Trước khi xuống giống cần bón lót phân chuồng và giống phải được ủ cẩn thận, không phải trồng khoai môn quanh năm trên một thửa đất lúa mà phải luân canh các loại cây ngắn ngày khác như: Cây Đậu phộng, các loại rau,... Khoai môn trồng được quanh năm, không phân biệt thời vụ như các giống cây trồng ngắn ngày khác. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng khoai môn rõ rệt. Sau khi thu hoạch vụ cuối năm 2023. Đầu năm 2024, bà con nông dân thôn Phú Thắng tiếp tục xuống giống, hiện nay đã có 9 hộ xuống giống với diện tích khoảng gần 3ha, cây khoai môn đang phát triển tốt. Trong thời gian đến, sẽ nhân rộng số hộ và diện tích trồng khoai môn tại thôn Phú Thắng. Từ việc chuyển đổi trồng cây khoai môn luân canh trên đất lúa, trong những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cho một số bà con nông dân.

Tuy cây khoai môn đã được người dân thôn Phú Thắng trồng từ những năm trước đó, xong chỉ mang tính tự phát nhỏ lẻ, chưa mang tính hàng hóa, diện tích trồng còn khiêm tốn khoảng 3 đến 3,5 ha.  Bên cạnh đó, giống khoai môn được người dân để từ vụ này sang vụ khác, nên khi trồng dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Để người dân yên tâm trồng cây khoai môn, trong thời gian tới rất cần chính quyền xã, huyện có phương án hỗ trợ về kỹ thuật, biện pháp phòng, trừ sâu hại, đặc biệt là định hướng để người dân phát triển loại cây khoai môn nhân rộng đến các thôn khác trên địa bàn, từ đó giúp người dân xóa đói, giảm nghèo tại địa phương./.


Các tin khác