Hàm Thuận Bắc tổng kết phong trào thi đua “ Dân vận khéo” giai đoạn 2016-2020

Thực hiện kế hoạch tổng kết biểu dương khen thưởng, điển hình phong trào thi đua “dân vận khéo” giai đoạn 2016-2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy, thời gian qua các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội huyện đã tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo và cụ thể hóa kế hoạch với nhiều cách làm hay, sáng tao. Thông qua công tác vận động quần chúng Nhân dân và phong trào thi đua dân vận khéo đã huy động được sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản, vừa bức thiết của địa phương, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ quốc phòng- an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thông chính quyền vững mạnh.

05 năm qua, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện đã góp phần nâng nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp và trong đội ngũ cán bộ, công chức về công tác vận động quần chúng. Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền đối với công tác dân vận được tăng cường, thể hiện rõ nét là Thường trực cấp uỷ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc đối với công tác dân vận; chính quyền các cấp quan tâm hơn đối công tác dân vận trong việc huy động sức dân, đền bù, giải toả, giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tranh chấp, đơn yêu cầu, những vấn đề bức xúc trong Nhân dân; Thực hiện đạt và vượt 11/11 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ (2015-2020) đề ra và hơn 290 mô hình trên các lĩnh vực; thi công giao thông nông thôn hơn 540 km, kinh phí đầu tư hơn 500 tỷ đồng, trong đó Nhân dân và các thành phần kinh tế đóng góp trên 230 tỷ đồng (dân hiến 17,5 ha đất, trị giá 8,5 tỷ đồng), làm đường bê tông xi măng: 126,8 km, kinh phí 103,6 tỷ đồng (Nhân dân góp hơn 36,7 tỷ đồng); nạo vét 155,3 km kênh thủy lợi nội đồng, dân góp hàng chục ngàn ngày công lao động làm các công trình giao thông nông thôn, thuỷ lợi, công trình phúc lợi công cộng tại địa bàn dân cư; thêm 5 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (Hàm Chính, Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Thuận Minh, Hàm Thắng). Thực hiện 510 công trình, phần việc, tổng trị giá 71,66 tỷ đồng; xây dựng 165 căn, sửa 336 căn nhà tình nghĩa, với kinh phí 15,75 tỷ đồng, cấp BHYT cho 19.500 lượt người có công (hoặc thân nhân người có công) với cách mạng. Góp Quỹ vì người nghèo hơn 4,2 tỷ đồng, xây mới 234 căn nhà tình thương với kinh phí 6,65 tỷ đồng, trong đó, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể vận động công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người dân góp, hỗ trợ xây 129 căn cho đoàn viên, hội viên, người dân nghèo, tổng trị giá 4,34 tỷ đồng; Mặt trận, các đoàn thể và Hội Chữ thập đỏ huyện vận động 20,2 tỷ đồng giúp cho 88.296 lượt người thuộc đối tượng xã hội khó khăn.

Thông qua phong trào “Dân vận khéo” nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể có đổi mới bước đầu, theo hướng sát địa bàn, gần dân hơn, được Nhân dân tín nhiệm; cũng từ đó, phong trào cách mạng của quần chúng được khơi dậy, nội lực Nhân nhân được phát huy, góp phần thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Tiếp nhận và giải quyết 1.823/1.827 đơn, đạt 99,78%; tổ chức đối thoại người đứng đầu.

Điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhất là trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và làm giao thông nông thôn có Ban Công tác Mặt trận thôn Lâm Giang, Hàm Trí đã vận động dân tiếp thu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nhất là nhân rộng mô hình trồng giống lúa xác nhận, canh tác theo mô hình 3 giảm, 3 tăng; mô hình chăn nuôi bò sinh sản; sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap; làm mới 2,4 km đường bê tông, nạo vét 4,9km kênh mương, sửa chữa nâng cấp 5,55 km giao thông nội đồng trị giá 91,9 triệu đồng; vận động 58 hộ dân hiến 25043 m2 đất làm tuyến đường Hàm Trí – Hồng Sơn, lắp 174 bóng đèn, kinh phí 197 triệu đồng; phát huy tốt mô hình “Đội dân phòng” với 7 thành viên; mô hình “Chức sắc tham gia giữ gìn an ninh – trật tự” với 27 thành viên. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hàm Liêm vận động làm mới 51 tuyến đường bê tông xi măng dài 16.935m và cứng hóa các tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 16.045m, với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp trên 5 tỷ đồng; mô hình trồng bắp lai, trồng mè và nuôi cá của xã Thuận Hòa đạt hiệu quả kinh tế cao,...

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vần còn những hạn chế, khuyết điểm như: Cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu một số địa phương, đơn vị chưa tập trung đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác “Dân vận khéo”; sự phối hợp trong vận động, tuyên truyền, tập hợp quần chúng còn khó khăn; nội dung, phương thức hoạt động có đổi mới nhưng còn lúng túng; kết quả công tác dân vận chính quyền còn hạn chế; công tác tiếp dân, giải quyết đơn tranh chấp, yêu cầu của công dân tuy có chuyển biến nhưng một số trường hợp vẫn chưa tạo được sự đồng thuận cao của Nhân dân, các vấn đề nổi lên về tôn giáo giải quyết chậm, lúng túng. Ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong hệ thống chính quyền tuy có chuyển biến nhưng chưa rộng khắp. Việc biểu dương, nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân còn chậm, chưa tương xứng, chủ yếu do Mặt trận, các đoàn thể đề nghị khen, biểu dương; phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở nhiều nơi chưa thật sự đi vào chiều sâu.

Nguyên nhân: Những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do công tác tuyên truyền, vận động trong cán bộ, đoàn viên, hội viên chưa đến nơi, đến chốn; nhận thức về ý nghĩa phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở một số cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ và sâu sắc. Sự đầu tư lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của cấp uỷ một số xã, cơ quan, đơn vị trên lĩnh vực này thiếu thường xuyên, vai trò tham mưu của Khối dân vận cho cấp uỷ, chính quyền triển khai công tác dân vận chưa phát huy đúng mức. Các cơ quan của huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện “Dân vận khéo” chưa gắn chặt với các phong trào khác ở cơ sở. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện “Dân vận khéo” chưa đồng bộ.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong những năm tiếp theo, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Phát huy những kết quả đạt được trong 05 năm qua, kiên quyết khắc phục những hạn chế và nguyên nhân đã chỉ ra. Thời gian tới, các cấp, các ngành, Mặt trận các đoàn thể, nhất là người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở phải tập trung thực hiện có kết quả những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác dân vận, xem đây là quyết định sống còn của toàn Đảng ta; chú trọng và đẩy mạnh công tác dân vận trên tất cả các mặt đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội.

- Tăng cường công tác nắm tình hình, tư tưởng, tâm trạng và các vấn đề bức xúc nổi lên trong nhân dân; phát huy vai trò cốt cán, người có uy tín trong công tác vận động quần chúng; kịp thời báo cáo, đề xuất chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong nhân dân, nhất là các vấn đề dân tộc, tôn giáo, an ninh nông thôn.

- Tăng cường công tác kiểm tra những thiếu sót, đặc biệt gắn giữa kiểm tra quy chế dân chủ với kiểm tra phong trào thi đua thực hiện công tác dân vận.

- Chú trọng đến công tác vận động của chính quyền trong thực hiện Quyết định số 2525/QĐ-UBND quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công vụ..., và Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 6/2/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, quy định trong giao tiếp hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo sự đồng thuận của Nhân dân; từng đảng viên, công chức, viên chức phải thật sự gương mẫu về phong cách, phẩm chất đạo đức, đi đầu trong mọi phong trào để Nhân dân tin tưởng, làm theo.

- Tăng cường giải quyết những ý kiến, kiến nghị của Nhân dân qua các đợt tiếp xúc cử tri và các cuộc đối thoại người đứng đầu với người dân; giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác đề án thu hồi đất để tạo đồng thuận trong Nhân dân.

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình dân vận khéo; đồng thời biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện mô hình đạt hiệu quả tại đia phương.


Các tin khác

HỌC TẬP BÁC

QUẢNG CÁO