Tin tức

Các cấp, các ngành trong huyện cần quan tâm quản lý, bảo vệ, tôn tạo các hiện vật, di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc

  • /
  • 26.12.2012 - 8:53

Trong những năm gần đây, công tác quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc nhìn chung đã có sự chuyển biến tích cực.

Các ngành chức năng huyện đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hoá thể thao và du lịch, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh để tổ chức khai quật, sưu tầm và trưng bày các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá nhằm giới thiệu đến đông đảo cán bộ, nhân dân trong và ngoài huyện. Mặc khác, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND huyện đã đề nghị Sở VHTT&DL tiến hành khảo sát và lập hồ sơ đề nghị Bộ VHTT&DL và UBND tỉnh xem xét đầu tư kinh phí để bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hoá cấp Quốc gia và cấp tỉnh như Đình làng Phú Hội (Hàm Hiệp), Đình làng Lại An, Chùa An Lạc (Hàm Thắng)….nhằm lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá đời nay và đời sau.

Tuy nhiên, các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở chưa quan tâm đúng mức công tác này, nên hiện tại vẫn còn nhiều hiện vật có giá trị chưa được sưu tầm, bảo quản chu đáo. Bên cạnh đó, một số di tích tuy đã được công nhận và bước đầu được tôn tạo nhưng do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế, thời gian sửa chữa đã lâu và do ý thức bảo vệ của nhân dân chưa tốt nên đã nhanh chóng xuống cấp. Cá biệt như khu di tích Động bà Hòe nhiều năm nay đã bị một số hộ dân lấn chiếm đất để sản xuất nhưng chính quyền địa phương chưa tiến hành khoanh vùng và triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Trước tình hình trên, yêu cầu các cấp, các ngành trong huyện có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, cổ vật ở địa phương, trong đó cần tập trung các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân về công tác bảo vệ các hiện vật, di tích lịch sử, văn hoá.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận, qua đó phát hiện ngăn chận và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại di tích, đặc biệt là các di tích đã được công nhận cấp quốc gia, tỉnh; đồng thời quan tâm đầu tư kinh phí bảo quản, tôn tạo, tu bổ đối với những di tích hư hỏng hoặc đang bị xuống cấp trầm trọng.

- Tiếp tục vận động cán bộ và nhân dân sưu tầm, hiến tặng các hiện vật có giá trị cho Nhà truyền thống huyện để bảo quản, trưng bày, giới thiệu.

Các cấp, các ngành phải thật sự quan tâm thực hiện các giải pháp trên, nếu không các công trình di tích, hiện vật lịch sử, văn hoá bị hư hỏng, không còn giá trị hoặc bị xâm hại nghiêm trọng thì sự việc đã quá muộn, lúc ấy biết quy tội về ai?/.

Minh Thư
 


  • |
  • 756
  • |

Các tin khác