Tin tức

Thủy lợi nhỏ, hiệu quả lớn

  • /
  • 23.10.2013 - 14:53

Hàm Thuận Bắc là huyện thuần nông, cây trồng chính là lúa nước và thanh long nên thủy lợi luôn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

 Trong những năm gần đây, hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện được sự đầu tư nâng cấp, xây mới, đã có sự phát triển khá hoàn chỉnh, nhất là các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư xây dựng nhiều hơn và phát huy hiệu quả rất lớn; đặc biệt năm 2010 hoàn thành  kênh 812-Châu Tá-Sông Quao tiếp nước thủy điện Đại Ninh,cùng với hoàn thành các công trình thủy lợi hồ sông Khán (Thuận Hòa) đập Đaguri và đập ĐaLanh (La Dạ) nâng cấp hồ SaLuôn (Đông Giang), một số hạng mục chính của các tuyến kênh KuKê-Phú Sơn,Thuận Hòa-Hồng Liêm, sông Linh-Cẩm Hang…đã làm cho nhiều vùng đất khô cằn, sỏi đá  ở Thuận Hòa, Hồng Liêm, Hồng Sơn trở nên tươi mát, màu mở,giúp cho đồng bào có nguồn nước thâm canh, tăng vụ lúa và chuyển trồng thanh long đạt hiệu quả; riêng đồng bào dân tộc thiểu số được khai hoang đồng ruộng, mở rộng diện tích lúa nước, bảo đảm giải quyết lương thực tại chổ và cải thiện đời sống.

Kênh Châu Tá 812-Sông Quao.

Đến nay Hàm Thuận Bắc đã có hệ thống hồ chứa nước, đập dâng, ao, bàu, kênh cấp 1, cấp 2 và  kênh mương nội đồng khá dày và phong phú. Năm 2013, năng lực tưới tăng lên 12.578 ha diện tích cach tác, đạt 84,7% năng lực thiết kế và diện tích gieo trồng được tưới gần 30.000 ha, gấp 2 lần năng lực thiết kế tưới. Nhờ vậy không những bảo đảm nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho huyện và thành phố Phan Thiết. Tuy vậy so với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa,nhất là việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và mở rộng đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao thì khả năng cung cấp nước từ các công trình thủy lợi chưa bảo đảm, vẫn còn một số vùng khô hạn kéo dài; nhiều công trình đã xuống cấp như đập dâng, kênh mương nội đồng nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc nạo vét, nâng cấp hàng năm không đạt yêu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu nước sản xuất cục bộ ở một số vùng. Các công trình  kênh 812-Châu Tá- Sông Quao và các hồ đập ở vùng cao chưa hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nên phát huy hiệu quả còn thấp; các kênh Ku Kê -Thuận Minh, Sông Linh- Cẩm Hang với tiến độ thi công rất chậm, kéo dài, đến nay vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành, ảnh hưởng đến sản xuất và gây bức xúc trong dân.

Những năm tới, để đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động, cần hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đặc biệt là thủy lợi nhỏ, trong đó tập trung nạo vét, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng mới các hồ chứa, đập dâng, mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng trong các vùng có điều kiện, nâng diện tích đất sản xuất được tưới chủ động lên 13.500 ha vào năm 2015 và 20.000 ha vào năm 2020. Việc phát triển thủy lợi nhỏ phải được xem là quyết sách lớn của Đảng bộ huyện, do vậy phải có sự quyết tâm cao và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, trong đó phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người dân tham gia làm thủy lợi nhỏ; cũng chính là thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên quê hương Hàm Thuận Bắc hôm nay.

Lê Thương


  • |
  • 1224
  • |

Các tin khác