Tin tức

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hàm Thuận Bắc có bước phát triển mới

  • /
  • 12.12.2013 - 9:3

Năm 2013, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã thuần và có thôn xen ghép đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã tạo sự phát triển trên nhiều mặt.

Trong sản xuất nông nghiệp, nhờ có các công trình thủy lợi và sự đầu tư ứng trước của nhà nước, đưa vào ứng dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, đã giúp cho đồng bào thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cây trồng lợi thế như bắp lai, mía, cao su…Cây lúa, cây bắp lai được mùa; cây cao su trồng mới 103,6ha theo chương trình cao su tiểu điền của tỉnh và khai thác mủ cao su 210 tấn, đạt giá trị trên 2,5 tỉ đồng, nhiều hộ thu nhập khá cao. Trong chăn nuôi, đàn bò phát triển tốt, hầu hết đồng bào đã trả nợ xong vốn vay mua bò sinh sản theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, chỉ còn 10 hộ chưa trả được do gặp rủi ro. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới có nhiều cố găng, đến nay các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số đạt từ 6-7 tiêu chí/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng được đầu tư tăng thêm,nhất là giao thông, thủy lợi, khu dân cư, giáo dục, y tế, văn hóa ,điện, nước sinh hoạt; hoàn thanh khu tái định cư và đường vào Saluon (Đông Giang); cơ bản hoàn thành đoạn đi qua địa bàn xã La Dạ và đang thi công đoạn Đông Tiến-Đông Giang tuyến đường ĐT714. Qua phong trào thi đua “chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới”, đồng bào đã đóng góp nhiều hơn cho giao thông nông thôn, đã làm bê tông xi măng trên 3900m đường thôn xóm; sửa chữa, nâng cấp đường vào Trũng Bí (Đông Tiến); đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế và cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi,thu hẹp dần khoảng cách với các khu vực khác trên địa bàn huyện. Các hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; tiếp tục giữ chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, triển khai phổ cập mầm non; riêng Đông Tiến tiếp tục giữ chuẩn phổ cập mầm non. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, các chế độ hổ trợ cho học sinh dân tộc. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào được bảo đảm, không để phát sinh dịch bệnh.Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao và Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư, tạo được khí thế thi đua sôi nỗi và đoàn kết. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Qua sửa chửa khuyết điểm yếu kém và triển khai các việc cần làm ngay sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), thực hiện chỉ thị 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đã tạo chuyển biến bước đầu về tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng bộ xã Đông Tiến có khả năng tiếp tục đạt trong sạch vững mạnh năm thứ hai và các chi bộ thôn đồng bào Chăm tiếp tục giữ vững trong sạch vững mạnh nhiều năm liền.

Khó khăn trong năm qua là sản xuất được mùa lúa, bắp, cao su, nhưng giá thấp hơn năm trước nên đồng bào kém phấn khởi. Chỉ đạo sản xuất ở vùng cao chưa được chặt chẽ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, năng suất lúa còn thấp. Việc sử dụng đất giao cấp cho đồng bào Chăm sản xuất kém hiệu quả; giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến chậm. Tiến đồ xây dựng nhiều công trình vùng đồng bào dân tộc thiểu số chậm, kéo dài; chưa quan tâm đầu tư thi công đường vào khu sản xuất, kênh mương nội đồng. Chất lượng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với phong trào thi đua “chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới” chuyển biến chưa mạnh; đáng lưu ý là xây dựng thôn văn hóa điểm chưa đạt yêu cầu; thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn,thiếu vững chắc, nhất là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, trẻ em suy dinh dưỡng và hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao; vệ sinh môi trường ở khu dân cư còn kém nhưng chậm khắc phục. An ninh trật tự trên một số mặt chuyển biến chưa căn bản, nổi lên là tình hình phá rừng, chiếm đất nông nghiệp, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán lâm sản trái phép; rượu say gay rối, mâu thuẩn dẫn đến đánh nhau, trộm cắp, số đề còn xảy ra nhiều nơi. Chất lượng hệ thống chính trị nâng lên chậm; thực hiện kế hoạch sửa chữa khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) thiếu quyết liệt, chưa tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền từ xã đến thôn và tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ đảng viên.

Bước vào năm 2014, vấn đề đặt ra là cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền từ huyện đến các xã thuần và xen ghép đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết luận 123 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết 23 của Huyện ủy (khóa X) về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh- quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2020.Tập trung thực hiện tốt các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống đồng bào, nhất là những vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Giải pháp có tính quyết định là nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phát huy được tinh thần tự lực, tự cường của đội ngũ cán bộ đảng viên và toàn thể đồng bào, không trông chờ ỷ lại nhà nước, không cam chịu đói nghèo, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tiến kịp miền xuôi; bản thân và gia đình được ấm no, hạnh phúc.

Lê Thương


  • |
  • 899
  • |

Các tin khác